Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân bị xét xử tại TAND tỉnh Thái Bình
Tiểu Vy -
01/01/2025 10:15 (GMT+7)
(VNF) - Hai cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sẽ bị TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử ngày 7/1/2025.
Ông Lưu Bình Nhưỡng (cựu đại biểu Quốc hội, cựu phó Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội) bị xét xử về tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cựu đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước) bị cáo buộc tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "Quắt", có 3 tiền án) và Vũ Đăng Phương bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản.
Phiên tòa được xét xử công khai từ sáng 7/1/2025, do thẩm phán Vũ Duy Luân làm chủ tọa. HĐXX sẽ triệu tập 8 người có quyền, nghĩa vụ liên quan; 4 người làm chứng.
Ông Vân có 4 luật sư bào chữa, ông Nhưỡng có một người, Vương có 3 người... Bị hại là Công ty TNHH một thành viên kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng Sao Đỏ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng lúc bị bắt.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thái Bình, từ tháng 5/2016 đến 2021, ông Nhưỡng với cương vị đại biểu Quốc hội khóa 14 và Phó ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã giúp đỡ Cường "Quắt" cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát. Nhằm lấy lòng ông Nhưỡng, bị can Cường bán cho vợ chồng ông này 30 ha bãi triều có giá trị khoảng 1,2 tỷ nhưng chỉ lấy 900 triệu đồng.
Ngày 4/9/2021, Cường tiếp tục gọi điện, nhắn tin nhờ ông Nhưỡng can thiệp thêm vì liên tục bị nhóm xã hội đen Dũng "Chiến" cản trở việc bảo kê. Để thuận lợi cho công việc làm ăn chung với Cường ngoài bãi triều và giúp đỡ anh ta không bị quấy rối khi đi bảo kê, ông Nhưỡng đã gọi điện cho một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình. Ông Nhưỡng nói "Cường là cháu", nhờ ông này giải quyết, xử lý giúp nhóm Dũng "Chiến". Toàn bộ cuộc gọi được ông Nhưỡng ghi âm lại, gửi cho Cường nghe.
Nhận được ghi âm, Cường mang ra khoe với đàn em để đánh tiếng đến nhóm giang hồ đối thủ. Nhằm gây thanh thế, ông Nhưỡng còn dẫn Cường đi cùng đến Đồn biên phòng, gặp chính quyền xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy. Khi biết Cường có ông Nhưỡng "chống lưng", nhóm đối thủ của Cường sợ hãi, bỏ đi nơi khác làm ăn.
Từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Cường cùng đồng phạm, tiếp tục cưỡng đoạt của Chi nhánh Công ty Sao đỏ tổng số tiền 1,6 tỷ đồng.
Theo VKS, tổng số tiền Cường và Phương đã cưỡng đoạt của Sao Đỏ là 4,9 tỷ đồng. Trong đó, việc cưỡng đoạt 1,6 tỷ đồng từ 10/2021 đến 7/2022 có sự giúp sức của ông Nhưỡng. Toàn bộ 4,9 tỷ đồng, Cường chi tiêu cá nhân và trả cho Phương khoảng 180 triệu đồng.
Ngoài ra, tháng 12/2020 và tháng 5/2021, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng, Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho anh Thao (người làm của Cường). Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi một lô đất trị giá 160 triệu đồng.
Ngày 15/3/2021, ông Nhưỡng can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ 3 của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD (khoảng 6,9 tỷ đồng).
Trong một vụ việc khác, ngày 18/7/2019 và ngày 1/10/2019, ông Nhưỡng dùng tư cách đại biểu Quốc hội ký 2 văn bản can thiệp, yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha. Phó ban Dân nguyện sau đó hưởng lợi lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án 36 ha có trị giá 1,9 tỷ đồng.
Từ tháng 7 đến 10/2023, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án và hưởng lợi 210 triệu đồng. Đây là vụ việc thứ 5 ông Nhưỡng bị xác định có vi phạm.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân phát biểu tại nghị trường, tháng 6/2023.
Trong khi đó, ông Lê Thanh Vân bị cáo buộc từ tháng 8/2020 đến 11/2023 đã dùng danh nghĩa đại biểu Quốc hội khóa 14, 15, Ủy viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội để ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực. Mục đích của ông Vân là giúp cho Công ty Hạ Long được thực hiện dự án 36 ha. Ông Vân hưởng lợi một lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất khác - trị giá 1,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Vân bị cáo buộc tháng 7/2023 đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp, để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép dự án đồi Bắc Sơn. Ông Vân sau đó hưởng lợi 60 triệu đồng.
Với bị can Vương, VKS xác định đã có hành vi trực tiếp gặp ông Nhưỡng và Vân nhờ can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực. Mục đích của Vương là giúp đỡ để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai dự án 36 ha.
Sau khi đã nhận 3,3 tỷ đồng của Công ty Hạ Long và được hứa sẽ nhận 10% số đất của dự án 36 ha (tương đương 15.349 m2), Vương hứa cho ông Nhưỡng và Vân mỗi người một lô đất 1.000 m2 giá trị khoảng 1,9 tỷ đồng. VKS cho rằng trong phi vụ này, Vương nhằm hưởng lợi là 13.349 m2 đất dự án trị giá hơn 26 tỷ đồng.
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng cao nhưng đảm bảo an toàn không chỉ là nhu cầu của mỗi ngân hàng. Chính các DN đầu tư sản xuất kinh doanh thực cũng mong muốn là khách hàng tốt và lâu dài với ngân hàng. Một quan hệ bền vững sẽ cần nỗ lực cả 2 bên.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.
(VNF) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới trong cách tính lương hưu, đặc biệt là việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
(VNF) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025 - 2030). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo đại hội.
(VNF) - Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước.
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khách về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",
(VNF) - Theo chỉ đạo, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp phải hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 31/10/2025.
(VNF) - Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Việt Nam – UAE mang đến những cơ hội kết nối, hợp tác chiến lược và mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,
(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.