VNF

Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định thời gian tới, Hà Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. 


Ông Nguyễn Văn Sơn nói:

“Trong những năm gần đây, công tác thu hút đầu tư của Hà Giang được triển khai tích cực, đồng bộ đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hơn 200 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, với tổng vốn đăng ký thực hiện dự án gần 30.000 tỷ đồng (riêng 9 tháng đầu năm 2022: tỉnh đã cấp mới cho 12 dự án; với tổng vốn đầu tư là 2.350 tỷ đồng).

Tuy là tỉnh miền núi xa xôi nhưng thời gian qua Hà Giang đã thu hút được một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm, năng lực triển khai đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trong các lĩnh vực thương mại, du lịch như dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ở của Tập đoàn Vingroup; Khu du lịch sinh thái Papiu Resort của Công ty Cổ phần Truyền thông Hoa Sao; Khách sạn Yên Biên Luxury; Khu du lịch nghỉ dưỡng H’Mông Village...

Đặc biệt, cùng với sự phục hồi, phát triển của ngành du lịch, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ổn định, trải đều các tháng trong năm với nhiều hoạt động, điểm đến hấp dẫn, hoạt động nghiên cứu, đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan, xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng trở lên sôi động, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư”.

Để có được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Chúng tôi xác định thu hút đầu tư là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Trong thời gian qua Tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là tổ chức lập, thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 và các quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, ban hành và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và lợi thế của từng ngành, lĩnh vực. Tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông liên kết vùng, hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế.

Thứ ba, tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để tạo quỹ đất thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh trật tự, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành.

Thứ tư, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ triển khai dự án, trong đó nâng cao vai trò của người đứng đầu các sở, ban, ngành và địa phương; đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư, kết hợp có hiệu quả với xúc tiến thương mại và du lịch; tuyên truyền quảng bá môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh…

Thứ năm, việc thành lập Ban Thu hút đầu tư trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ và đồng hành cùng các cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, đâu sẽ là những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm thu hút đầu tư tại tỉnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Với tầm nhìn “Xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp”, tỉnh Hà Giang xác định, tập trung đẩy mạnh thu hút vào các lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững.

Đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư liên kết tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa; ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao phát triển các vùng trồng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh như chè, cam sành, mật ong, bò, dược liệu… Địa bàn tập trung thu hút tại các huyện vùng thấp như Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và các huyện vùng cao núi đất như Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Với lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thu hút các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc; các dự án du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh; thu hút đầu tư hạ tầng du lịch  theo hướng tiếp cận các cụm, ngành du lịch của tỉnh. Địa bàn tập trung thu hút tại thành phố Hà Giang, 04 huyện vùng cao nguyên đá gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và 02 huyện vùng cao núi đất phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đồng thời, sẽ thu hút đầu tư các dự án dịch vụ, logistics vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, cửa khẩu Xín Mần và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với lĩnh vực công nghiệp, thời gian tới, tỉnh sẽ thu hút các dự án đầu tư chế biến nông, lâm sản gắn với tham gia trồng rừng sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, có công nghệ thân thiện môi trường, công nghiệp năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm góp phần vào công tác ứng phó với biển đổi khí hậu.

Với lĩnh vực hạ tầng đô thị, tỉnh cũng thu hút các dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị mới, các dự án hạ tầng đô thị thông minh tại thành phố Hà Giang, trung tâm các huyện, khu trung tâm các xã, thị trấn theo quy hoạch. 

Để thu hút được nguồn vốn này một cách dồi dào và chất lượng, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung vào các giải pháp gì trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Nguồn vốn đầu tư luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương, Tỉnh Hà Giang xác định mục tiêu thu hút tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025 khoảng 30.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình khoảng 8%/năm) trong đó tập trung thu hút từ 10-15 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 500 tỷ/dự án trở lên.

Để thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng, hiệu quả, khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, huyện và quy hoạch chi tiết; rà soát, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, nhất là giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư.

Khu du lịch nghỉ dưỡng H'Mong Village

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhấn là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, chiến lược như: dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; bảo trì, sửa chữa các tuyến đường quốc lộ; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ...

Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm, chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần: “Hành chính phục vụ”; tăng tốc chuyển đổi số vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Hà Giang phải làm thế nào để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tỉnh Hà Giang tiếp tục rà soát, cải thiện các chỉ số thành phần PCI, triển  khai chuyển đổi số trong hoạt động Xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát, cung cấp các thông tin dự án cho doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với các loại quy hoạch, chỉ đạo các đơn vị đồng hành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp theo quy chế phối hợp trong công tác thu hút, thẩm định, quản lý, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Khu du lịch sinh thái P'apiu Reort

Đặc biệt, hiện nay tỉnh Hà Giang đang triển khai đã và đang tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực điều hành của 22 sở, ban, ngành, UBND 11 huyện, thành phố (DDCI) trên địa bàn tỉnh để chỉ rõ tồn tại, hạn chế ở từng cơ quan, đơn vị để có giải pháp khắc phục triệt để. Đây là  bộ công cụ để chính quyền địa phương quản lý, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, yếu điểm đối với từng lĩnh vực nhằm tạo động lực cải cách quyết liệt, đồng bộ, góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Hơn nữa, còn tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch tiếp nhận ý kiến góp ý nhằm cải thiện mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành -  Hà Tĩnh

Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành - Hà Tĩnh

(VNF) - Công ty TNHH TMDV Đầu tư phát triển Toàn Thắng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Xuân Thành, huyện Nghi Xuân - Giai đoạn 2 có tổng mức hơn 770 tỷ đồng ở Hà Tĩnh.

Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống

Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống

(VNF) - Việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Ô tô bị cấm vẫn được chuyển sang Nga, EU tính cách 'lấp lỗ hổng'

Ô tô bị cấm vẫn được chuyển sang Nga, EU tính cách 'lấp lỗ hổng'

(VNF) - EU đang chuẩn bị thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Belarus và lấp lỗ hổng đã cho phép Moscow nhập khẩu ô tô hạng sang và các hàng hóa phương Tây khác dù đã bị cấm.

Rút ròng FDI tại Trung Quốc, tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn điểm đến Việt Nam

Rút ròng FDI tại Trung Quốc, tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn điểm đến Việt Nam

(VNF) - Theo VCBS, “Chiến lược “Trung Quốc +1” của các tập đoàn công nghệ lớn thể hiện qua dòng vốn FDI rút ròng tại Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2019. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng trong xu hướng dịch chuyển trên khi nhiều doanh nghiệp lớn.

ĐBQH nói về mâu thuẫn trong hạ lãi suất, hỗn loạn giá vàng

ĐBQH nói về mâu thuẫn trong hạ lãi suất, hỗn loạn giá vàng

(VNF) - Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng việc giảm lãi suất đã đạt mức cực kỳ thấp, nên cần được đánh giá cẩn thận, đặc biệt là số liệu về tăng trưởng tín dụng.

Cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

Cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

(VNF) - Vào lúc gần 1h sáng 24/5, một toà nhà 5 tầng tại ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã bốc cháy. Vụ cháy đã khiến 14 người tử vong.

Loạt chuỗi cầm đồ suy giảm lợi nhuận, 'mơ' tìm lại thời vàng son

Loạt chuỗi cầm đồ suy giảm lợi nhuận, 'mơ' tìm lại thời vàng son

(VNF) - Từng thu về lợi nhuận khủng ngay cả trong thời đại dịch Covid-19, các chuỗi cầm đồ như F88, VietMoney,… lại bất ngờ chứng kiến mức lợi nhuận sau thuế vô cùng bết bát.

Elon Musk không ủng hộ áp thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

Elon Musk không ủng hộ áp thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

(VNF) - CEO Tesla Elon Musk ngày 23/5 cho biết ông không ủng hộ thông báo gần đây của Tổng thống Joe Biden về mức thuế mới đối với xe điện của Trung Quốc.

Hai NH lớn rót 1.700 tỷ để Taseco Land làm KCN tại Hà Nam

Hai NH lớn rót 1.700 tỷ để Taseco Land làm KCN tại Hà Nam

(VNF) - CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco - Taseco Land đã quyết định vay vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ Đồng Văn III tại Ngân hàng VietinBank và Ngân hàng BIDV.

Hải Dương: 2 DN Hàn Quốc bị phạt 500 triệu vì không đảm bảo PCCC

Hải Dương: 2 DN Hàn Quốc bị phạt 500 triệu vì không đảm bảo PCCC

(VNF) - Hai doanh nghiệp Hàn Quốc tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là Công ty CHUNG MO VN và Công ty SHIN SOUNG VINA mới bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt do không đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, tổng số tiền xử phạt hơn 500 triệu đồng.