Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống

Minh Anh - 24/05/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Quan điểm trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu tại báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/Quốc hội 15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Từ năm 2022, tại nghị quyết này, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng (TCTD).

Tuy nhiên, trong các báo cáo sau đó, NHNN đều lý giải như trên về lý do chưa thực hiện được yêu cầu trên.

Ở báo cáo mới đây, Thống đốc giải thích, từ năm 2023 trở về trước, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD, trong đó nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tăng trưởng tín dụng theo kiểm soát tín dụng tại thời điểm cuối năm và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô tín dụng nhỏ được tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch ngân hàng xây dựng để phù hợp với đặc thù hoạt động của nhóm ngân hàng này.

Năm 2024, NHNN không giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với đặc thù, quy mô tín dụng của nhóm này và tiếp tục giao tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD còn lại. Đối với các TCTD còn lại, NHNN tiếp tục rà soát để từng bước dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp này.

Nhưng trong quá trình triển khai nhiệm vụ này, NHNN nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc nên chưa thể bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Theo Thống đốc, hiện nay, áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu, gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát. Do đó, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển chưa tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế và hiện đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ, nổi lên nhiều vấn đề tồn tại, thì áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản, trong khi TCTD chủ yếu huy động ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn.

Thống đốc cho hay, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thị trường vốn, thị trường chứng khoán có vai trò chủ đạo cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn.

Trong bối cảnh đó, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế là rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng nên tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô như cảnh báo của một số tổ chức quốc tế.

Cùng với đó, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho công tác điều hành của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống TCTD.

Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam, Thống đốc cho rằng, nếu TCTD tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thông qua cả hệ thống các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hạn mức tăng trưởng tín dụng thì hệ thống TCTD có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011. Điều đó không chỉ tạo nợ xấu gia tăng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn rủi ro gây bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế, rủi ro lạm phát.

Vì thế, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh và tranh luận của đại biểu Hà Sĩ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tại Kỳ họp Thứ 6, Quốc hội khóa XV (ngày 6/11/2023), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nói lý do chưa bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Thống đốc cho biết, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng; tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP là 120% GDP và đang ở mức cảnh báo theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến việc tín dụng tăng rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

"Cho nên, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện điều hành này và đến thời điểm thuận lợi, đặc biệt khi các phân khúc khác của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu trung, dài hạn của doanh nghiệp, thì khả năng bỏ chỉ tiêu này sẽ khả thi hơn", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thống đốc NHNN thông tin, để tránh tùy ý trong việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng, NHNN hàng năm có chỉ tiêu định hướng và nguyên tắc chung, đó là xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, có một số tiêu chí khác như mặt bằng lãi suất giảm, tham gia vào quá trình tái cấu trúc... sẽ được cộng điểm và giảm điểm nếu cho vay lĩnh vực rủi ro.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

Tiêu điểm
(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,6%, DN vẫn khó khăn tiếp cận vốn

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 1,6%, DN vẫn khó khăn tiếp cận vốn

Tiêu điểm
(VNF) - Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng chưa cao, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Đến ngày 23/4/2024, tín dụng chỉ tăng 1,6% so với cuối năm 2023.
Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

Ngân hàng
(VNF) - Trong quý I/2024, cho vay bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng bất chấp thị trường còn nhiều khó khăn.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - 2024

SHB vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - 2024

(VNF) - SHB FC đã giành chiến thắng trước Tiếp thị và Gia đình FC với tỷ số 3-0 trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024.

 Ấn định thời điểm đi dời cảng biển 150 tuổi tại Hải Phòng

Ấn định thời điểm đi dời cảng biển 150 tuổi tại Hải Phòng

(VNF) - Khi cầu Nguyễn Trãi khởi công vào tháng 9, cảng Hoàng Diệu sẽ dừng khai thác ba bến và phân kỳ di chuyển máy móc theo tiến độ thi công dự án.

3 điểm nghẽn trong hoạt động tư vấn tài chính ở Việt Nam

3 điểm nghẽn trong hoạt động tư vấn tài chính ở Việt Nam

(VNF) - Theo ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc FIDT, Việt Nam đang có 3 điểm nghẽn lớn trong hoạt động tư vấn tài chính. Một là chênh lệch về cán cân năng lực. Hai là thiếu tiêu chuẩn hành nghề phù hợp với giai đoạn thúc đẩy tư vấn tài chính cá nhân và ba là việc trì hoãn giải quyết vấn đề cốt lõi.

Tăng sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép khi làm đường bộ cao tốc

Tăng sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép khi làm đường bộ cao tốc

(VNF) - Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị, tăng sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép với dự án đường bộ cao tốc, sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng, sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng các công trình giao thông...

Sụt giảm cung lẫn cầu: Đầu tư đất nền, chùn tay trước rủi ro

Sụt giảm cung lẫn cầu: Đầu tư đất nền, chùn tay trước rủi ro

(VNF) - Trong hai tháng gần đây, thị trường đất nền phía Nam ghi nhận sự sụt giảm mạnh cả về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ sản phẩm so với cùng kỳ.

SHB đứng trước cơ hội vô địch giải bóng đá VietnamFinance Open lần thứ 2 liên tiếp

SHB đứng trước cơ hội vô địch giải bóng đá VietnamFinance Open lần thứ 2 liên tiếp

(VNF) - Chiều nay (15/6), đương kim vô địch SHB FC sẽ gặp Tiếp thị và Gia đình FC trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024 tại sân bóng Xuân La (Trung tâm văn hóa & thông tin thể thao quận Tây Hồ, số 101, Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bốn nguyên Chủ tịch tỉnh bị kỷ luật

Bốn nguyên Chủ tịch tỉnh bị kỷ luật

(VNF) - Nguyên Chủ tịch UBND các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Dương, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật.

Đề nghị kỷ luật Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

Đề nghị kỷ luật Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Yên, Phó ban Nội chính Trung ương.

UB Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng

UB Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng

(VNF) - UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Đinh Tiến Dũng.

'Hoạch định tài chính cá nhân vẫn ở giai đoạn sơ khai'

'Hoạch định tài chính cá nhân vẫn ở giai đoạn sơ khai'

(VNF) - Theo TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hoạch định tài chính cá nhân ở Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn sơ khai, là một mắt xích yếu trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

Nguyên nhân khiến cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh trễ hẹn thông xe

(VNF) - Theo kế hoạch ban đầu, cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024). Sau 1 tháng "lỡ hẹn", cầu Bến Rừng dự kiến sẽ chính thức thông xe toàn dự án vào cuối tháng 6/2024.