Ô tô bị cấm vẫn được chuyển sang Nga, EU tính cách 'lấp lỗ hổng'
(VNF) - EU đang chuẩn bị thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Belarus và lấp lỗ hổng đã cho phép Moscow nhập khẩu ô tô hạng sang và các hàng hóa phương Tây khác dù đã bị cấm.
Khối này đã áp đặt nhiều đợt trừng phạt đối với Belarus vì cho rằng nước này đã lách các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga.
Nhưng các hạn chế đối với Belarus yếu hơn so với Nga, cho phép Điện Kremlin sử dụng đồng minh của mình làm cửa hậu để nhập khẩu hàng hóa phương Tây sử dụng cho nỗ lực chiến sự cũng như các mặt hàng xa xỉ.
Theo một dự thảo mà Financial Times xem được, các biện pháp hạn chế mới đang được các quốc gia thành viên EU thảo luận nhằm mục đích “giảm thiểu nguy cơ lách luật” của Belarus.
Các biện pháp trừng phạt mới sẽ cấm xuất khẩu đến và đi qua Belarus các công nghệ và hàng hóa có thể sử dụng cho mục đích quân sự, cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng. EU cũng sẽ ngừng nhập khẩu kim cương từ Belarus, liên quan tới lệnh cấm gần đây đối với đá quý có nguồn gốc từ Nga.
Nếu được 27 quốc gia thành viên của khối thông qua, một trong những mặt hàng hóa chính sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt mới là ô tô hạng sang. Theo chính sách hiện tại, các nhà sản xuất ô tô châu Âu vẫn có thể bán xe cao cấp của mình cho Belarus chứ không phải Nga.
Lưu lượng phương tiện và phụ tùng xe cộ hàng tháng từ các nước EU đến Belarus đã tăng từ 50 triệu USD vào tháng 1/2022 lên 268 triệu USD vào tháng 1/2024. Đây hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của EU sang Belarus, phần lớn có nguồn gốc từ Đức và Ba Lan.
Mức tăng xuất khẩu lớn nhất được ghi nhận ở những loại ô tô đắt tiền và đều là những loại mà EU cấm xuất khẩu sang Nga. Các quan chức hải quan EU tin rằng các công ty Belarus đã trở thành một phần quan trọng trong đường dây cung cấp những chiếc ô tô phương Tây mới nhất tới Moscow.
Hồ sơ của Nga tiết lộ rằng một chiếc Rolls-Royce Cullinan Black Badge được sản xuất vào cuối năm 2022 được ghi nhận là đã vào Nga thông qua Belarus. Chiếc xe, được liệt kê có giá 630.000 USD trong hồ sơ, đã có mặt ở Nga trong vòng 9 tháng sau khi rời nhà máy.
Dữ liệu thương mại tương tự cũng tiết lộ rằng ít nhất 28 chiếc Maybach, một thương hiệu hạng sang thuộc sở hữu của Mercedes-Benz, đã vào Nga thông qua các nhà cung cấp Belarus vào năm 2023. Những chiếc xe này có giá trung bình là 217.000 USD.
Lỗ hổng trừng phạt
Chia sẻ với Financial Times, Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte cho hay: “Việc một người Nga mua ô tô ở Belarus là hoàn toàn đơn giản".
Bà Simonyte cho biết cơ quan hải quan của Litva đang phải vật lộn để đối phó với hệ thống hàng cấm “phức tạp” khi kiểm tra hàng hóa đến nước láng giềng Belarus, và việc ngăn chặn việc lách lệnh trừng phạt là một “khối lượng công việc rất nặng nề”.
Được biết, hải quan Litva đã từ chối thông quan 39.000 lần vào năm 2023 và gửi hơn 15.000 báo cáo rủi ro cho các quốc gia thành viên khác với lý do có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt.
Theo Thủ tướng Litva, sự khác biệt trong hai chế độ trừng phạt đã để lại “những lỗ hổng rất rõ ràng”.
Cả bà Simonyte và ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski đều đang thúc đẩy EU tăng cường liên kết các biện pháp trừng phạt theo từng khu vực.
Họ nói cách tốt nhất để đảm bảo Nga không còn có thể tận dụng các biện pháp trừng phạt yếu hơn đối với Belarus là đồng bộ hóa các lệnh hạn chế.
Cổ phiếu của ‘ông lớn’ năng lượng Nga lao dốc sau báo cáo thu nhập gây thất vọng
- Trung Quốc: KFC bị phạt vì không nhận thanh toán bằng tiền mặt 22/05/2024 03:25
- BYD đặt mục tiêu ‘táo bạo’ thành nhà bán xe điện hàng đầu châu Âu 14/05/2024 07:30
- Trung Quốc chưa chính thức ra đòn, các nhà sản xuất ô tô EU đã ‘nếm trái đắng’ 23/05/2024 11:29
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.