'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, diễn ra ngày 8/4 thông qua hình thức trực tuyến, lãnh đạo Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi, HoSE: CAV) cho biết năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thách thức do tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trở ngại còn lớn hơn bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng giá nguyên vật liệu và thiếu hụt nguồn lực do đại dịch.
Tuy nhiên, Cadivi vẫn duy trì kết quả kinh doanh khả quan, với doanh thu hợp nhất 10.480 tỷ đồng, tăng 6% so với kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế 423 tỷ đồng, hoàn thành 87% kế hoạch. Với kết quả này, doanh nghiệp giữ nguyên mức chia cổ tức năm 2021 là 50%.
Năm 2021, Cadivi đã đưa ra thị trường các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao như cáp năng lượng mặt trời; cáp siêu nhiệt ACCC ruột nhôm lõi composite của Công ty CTC Global - USA... Mặt khác, doanh nghiệp cũng nghiên cứu và phát triển thành công tính năng chống cháy lan cho toàn bộ các dòng sản phẩm dây cáp điện.
Đây là bước tiến lớn, giúp Cadivi trở thành nhà cung cấp sản phẩm dây, cáp điện cho hàng loạt dự án lớn như dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên, các dự án năng lượng mặt trời (dự án nhà máy điện mặt trời Solarfarm Nhơn Hải – Ninh Thuận, dự án điện gió Đông Hải 1 – Trà Vinh…), tòa nhà Quốc hội Lào, nhà máy thủy điện Xekaman (Lào)...
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường dây cáp điện trong nước ngày càng lớn, cũng như xu hướng ngầm hóa lưới điện quốc gia, từ 2019, Cadivi đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống nhà máy và kho phân phối trung tâm tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Năm 2021, Cadivi tiếp tục triển khai đầu tư mới một dây chuyền CCV Line và các máy móc thiết bị khác với tổng mức đầu tư khoảng 118 tỷ đồng. Được biết, dự án CADIVI Tower cũng đã hoàn thành cơ bản với tổng chi phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng trong quý II năm nay.
Đại hội cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, với doanh thu hợp nhất 12.079 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 526 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức 50%.
Bên cạnh đó, đại hội thường niên 2022 cũng đã bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Lê Quang Định, ông Đặng Phan Tường, ông Đỗ Duy Hưng, ông Phan Ngọc Hiếu. Ông Nguyễn Văn Tuấn được bầu giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ mới.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1984, nổi lên từ 2 thương vụ thâu tóm nghìn tỷ đồng tại Viglacera và Gelex. Ông từng tốt nghiệp trường Đại học Thương mại, cử nhân Thương mại Quốc tế và Tài chính - ngân hàng, hồi năm 2009. Trước khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT quản tại Gelex, ông đã kinh qua các vị trí quan trọng khác tại loạt doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam (STG), Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ IB, Tổng công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam... Sau khi về Gelex, ông Tuấn đã tiến hành tái cấu trúc tập đoàn này, đồng thời liên tục thực hiện M&A để mở rộng, chuyên sâu hơn vào các mảng kinh doanh chính. Từ đó, Gelex đã sở hữu thêm nhóm doanh nghiệp có lịch sử lâu năm, như Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM)... và mới nhất là Viglacera (VGC). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.