'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Tôi không loại trừ khả năng ra tranh cử, nếu điều đó được hiến pháp cho phép. Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi chưa quyết định bất cứ điều gì", ông Putin nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Rossiya-1 ngày 21/6.
Cùng với đó, vị tổng thống 67 tuổi cảnh báo các quan chức không nên lao vào cuộc đua tìm kiếm người kế nhiệm ông, mà thay vào đó cần tập trung vào công việc của họ.
"Giờ tôi muốn hoàn toàn thẳng thắn, nếu sửa đổi hiến pháp không được thông qua thì từ kinh nghiệm của tôi, sau khoảng hai năm, nhịp làm việc của nhiều cơ quan trong chính phủ sẽ thay đổi do tìm kiếm ứng viên tiềm năng", ông Putin chia sẻ đồng thời nhấn mạnh “chúng ta phải vận hành chính phủ, chứ không phải là tìm người kế nhiệm".
Theo kế hoạch, Nga sẽ tổ chức bỏ phiếu toàn quốc từ ngày 25/6-1/7 về các đề xuất thay đổi hiến pháp.
Các đề xuất này bao gồm việc mở rộng quyền lực của Quốc hội Nga và Tòa án Hiến pháp, giới hạn số nhiệm kỳ của mỗi Tổng thống, xác định các quy định của Hiến pháp Nga sẽ có giá trị cao hơn so với các thỏa thuận quốc tế. Dự luật cũng mở rộng nghĩa vụ của chính phủ Nga trong các vấn đề xã hội.
Mặc dù dự luật quy định mỗi tổng thống chỉ có thể cầm quyền hai nhiệm kỳ, nhưng cũng kèm theo đề xuất đưa số nhiệm kỳ của tổng thống đương nhiệm về 0.
Sau khi người dân hoàn thành việc bổ phiếu, Ủy ban Bầu cử trung ương Nga (CEC) trong vòng 5 ngày sẽ xác định kết quả bỏ phiếu và công bố kết quả bỏ phiếu sau 3 ngày. Nếu Luật sửa đổi Hiến pháp nhận được hơn 50% số phiếu ủng hộ, sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày kết quả bỏ phiếu được công bố.
Nếu kết quả trưng cầu cho thấy người dân tán thành, ông Putin có thể tiếp tục ra tranh cử tổng thống thêm 2 nhiệm kỳ 6 năm, tức có thể lãnh đạo nước Nga tới năm 2036.
Các nhà phê bình cho rằng ông Putin đang tính toán nhiều kịch bản khác nhau để nắm quyền điều hành đất nước sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm 2024, trong đó có cả khả năng ông trở thành thủ tướng với quyền hành lớn hơn.
Trong hai nhiệm kỳ từ năm 2000-2008 của Tổng thống Putin, hiến pháp Nga quy định một nhiệm kỳ tổng thống kéo dài chỉ 4 năm. Giai đoạn từ năm 2008-2012, ông Putin đảm nhiệm chức thủ tướng lãnh đạo chính phủ, trong khi người cộng sự thân thiết Dmitry Medvedev đắc cử tổng thống.
Hiến pháp Nga sau đó được điều chỉnh, quy định nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 6 năm. Ông Putin tái đắc cử năm 2012, trở lại điện Kremlin và tiếp tục đắc cử tổng thống vào năm 2018.
Đối với ông Putin, năm 2024 là năm kết thúc nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông và nếu tính luôn các nhiệm kỳ trước, đó đã là nhiệm kỳ tổng thống thứ tư.
Phe phản đối sửa đổi cho rằng cải cách hiến pháp là để Tổng thống Putin có thể duy trì quyền lực đến năm 2036. Trong khi đó, Điện Kremlin cho rằng sửa đổi này là cần thiết để củng cố vai trò của quốc hội và cải thiện chính sách xã hội cũng như hành chính công.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: EU tiếp tục gia hạn trừng phạt Nga, Covid-19 ở Trung Quốc phức tạp trở lại
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.