Ông Putin họp kín với 7 ‘đối thủ’ ngay sau khi giành chiến thắng áp đảo

Lê Anh - 20/03/2018 10:10 (GMT+7)

(VNF) – Chỉ một ngày sau khi giành chiến thắng áp đảo với gần 77% phiếu bầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc họp kín tại Điện Kremlin với 7 ứng viên tổng thống mà ông đã đánh bại.

VNF
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ các cựu ứng viên tổng thống tại Điện Kremlin sau khi tái đắc cử.

Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử gồm Boris Titov, Maxim Suraykin, Ksenia Sobchak, Vladimir Zhirinivsky, Pavel Grudinin, Sergei Baburin và Grigory Yavlinsky đều có mặt trong cuộc gặp này.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ quan tâm đến việc tăng cường năng lực quốc phòng, nhưng tôi muốn nói với quý vị ngay bây giờ: không ai sẽ mở màn một cuộc chạy đua vũ trang", Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định. Ông cho biết Nga có kế hoạch giảm chi tiêu quốc phòng trong năm nay và năm 2019.

Do đây là một cuộc họp kín, truyền thông không được phép tham dự, nên nội dung cuộc họp chỉ được tiết lộ đôi chút sau khi các cựu ứng viên rời cuộc họp.

Tại cuộc họp, Tổng thống Putin được cho là đã kêu gọi các cựu ứng viên hợp tác vì lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân Nga, đặt lợi ích này lên trên lợi ích đảng phái.

"Tôi rất mong muốn là chúng ta sẽ luôn luôn làm việc trước hết phục vụ lợi ích lâu dài của nước Nga và nhân dân Nga, còn những mục tiêu của nhóm hoặc đảng sẽ đứng sau", Tổng thống Putin cho hay.

Tổng thống Nga Putin bắt tay các đối thủ của ông trong cuộc bầu cử vừa qua.

Tuy nhiên, tại cuộc gặp, ông Putin không đề cập đến thành phần chính phủ mới cũng như nhân vật kế nhiệm tiềm năng.

Trước đó, ngay sau khi có kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống Nga, ông Putin đã gửi lời cảm ơn tới tất cả những người ủng hộ ông trên Quảng trường Đỏ.

"Cảm ơn các bạn rất nhiều vì kết quả. Các bạn là một tập thể chung của chúng ta, tôi là một thành viên trong tập thể đó. Tất cả những ai đã đi bỏ phiếu ngày hôm nay đều thuộc về tập thể lớn của chúng ta", ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh: "Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi nước Nga nếu tất cả chúng ta đoàn kết, làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm".

Ông Putin cảm ơn người dân sau chiến thắng áp đảo.

Trước khi rời sân khấu trong những tiếng vỗ tay vang dội, ông Putin đã hô vang: "Nước Nga! Nước Nga! Chúng ta chắc chắn sẽ thành công!" cùng đám đông người ủng hộ.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh còn rất nhiều nhiệm vụ phức tạp và khó khăn trước mắt nhưng cũng bày tỏ tin tưởng rằng nước Nga có thể tạo ra bước đột phá trong tương lai. Ông Putin kêu gọi các lực lượng chính trị hành động dựa trên lợi ích của nước Nga.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng đề cập tới khả năng thay đổi các vị trí trong Chính phủ Nga sau khi ông chính thức nhậm chức.

Những thành tựu của ông Putin trong hơn 18 năm lãnh đạo nước Nga

Vladimir Putin bước chân chính trường quy mô quốc gia từ năm 1999. Ông trở thành Tổng thống Nga sau cuộc bầu cử tháng 3/2000. Tới năm 2018, ông rời khỏi vị trí này sau khi lãnh đạo đất nước hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Ông trao chức vụ cho ngài Dmitry Medvedev và tiếp tục đảm nhiệm vị trí Thủ tướng, tự giao cho mình nhiệm vụ giải quyết hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính tòan cầu 2008 gây ra.

Sau 18 năm kể từ khi ông lên cầm quyền, Nga đã có những thay đổi rõ rệt. Từ một quốc gia với sự hỗn loạn dưới thời ông Yelstin, Nga đã khôi phục được vị thế chính trị cũng như tiềm năng kinh tế vốn có của mình.

Từ khi đắc cử tổng thống vào năm 2000, ông Putin đã từ bỏ chính sách đối ngoại phiến diện nghiêng hẳn về phương Tây. Các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã nằm trong danh sách ưu tiên về chiến lược đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ đầu của ông Putin.

Sau 18 năm kể từ khi ông Putin lên cầm quyền, Nga đã có những thay đổi rõ rệt.

Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của mình, ông Putin đã cải cách mạnh mẽ bộ máy quân sự. Năm 2015, nước Nga chi 81 tỷ USD cho hệ thống phòng ngự quân đội, chiếm nhiều phần trăm tỷ trọng GDP của quốc gia hơn cả Mỹ.

Theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2017 của trang Hỏa lực Toàn cầu (Global Fire Power), Nga đứng vị trí thứ 2 sau Mỹ.

Trước khi ông Putin nắm quyền, GDP quy đổi theo sức mua tương đương bình quân đầu người của Nga là 9.889 USD. Đến năm 2017, chỉ số này đã tăng gần gấp ba, lên đến 28.000 USD, cao nhất trong số Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Đất nước xếp thứ hai là Trung Quốc chỉ đạt 16.624 USD.

Tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 36,5% còn 2,5% vào cuối năm 2017. Tài sản quốc dân tăng gấp 24 lần, đến 1.430 tỷ USD. Thị trường cổ phiếu tăng 15 lần, đến 621 tỷ USD.

Điều này cho thấy bất chấp những khó khăn chồng chất, đặc biệt do các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt suốt 4 năm nay, nước Nga đã vững vàng vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế, từng bước phát triển ổn định.

Rất nhiều người ngưỡng mộ khả năng làm việc phi thường của Tổng thống Putin. Một ngày làm việc của ông tại Điện Kremlin thường kéo dài qua đêm và kết thúc vào rạng sáng hôm sau, mặc cho lịch di chuyển dày đặc. Bất ngờ hơn nữa ông vẫn có đủ thời gian để bảo đảm sức khỏe của mình.

Trong cuộc phỏng vấn bên lề cuộc bầu cử Tổng thống Nga, nói về những điều mà ông còn "đau đáu", Tổng thống Putin thừa nhận số người dân sống dưới mức nghèo vẫn còn nhiều và Nga đang phải giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa những người có thu nhập rất cao và rất thấp vẫn còn quá lớn.

>> Dân Hàn Quốc ‘ưng’ ông Putin và Trump hơn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Theo Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.