Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ban chỉ đạo cổ phần hóa VNPT bao gồm 14 thành viên, trong đó Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Trương Minh Tuấn làm Trưởng Ban chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải làm Phó trưởng Ban chỉ đạo. Ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT làm thành viên thường trực Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ giúp việc.
Ngoài ra, thành viên Ban Chỉ đạo còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, lãnh đạo Tập đoàn VNPT...
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo cũng đã thông báo quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tập đoàn VNPT.
Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo Tập đoàn VNPT phối hợp với tổ chức tư vấn tiến hành xử lý các vấn đề về tài chính, lao động theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp với Tập đoàn VNPT tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định 126/2017/NĐ-CP; báo cáo Bộ TT&TT lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu;
Cùng với đó, chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với Tập đoàn VNPT xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo điều lệ lần đầu của công ty cổ phần; chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với Tập đoàn VNPT xây dựng phương án sử dụng lao động trình Bộ TT&TT phê duyệt.
Đồng thời, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo Tập đoàn VNPT căn cứ kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt, chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất đai sau cổ phần hóa; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
VNPT cũng phải xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa trình Bộ TT&TT phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa thì ban lãnh đạo Tập đoàn VNPT được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ thẩm tra và trình Bộ TT&TT quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Ngoài ra, chỉ đạo Tập đoàn VNPT phối hợp với các tổ chức đấu giá bán cổ phần theo quy định; chỉ đạo Tập đoàn VNPT xác định số tiền thu về cổ phần hóa phù hợp với hình thức cổ phần hóa công ty, lập báo cáo quyết toán báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp báo cáo Bộ TT&TT kết quả bán cổ phần.
Ban chỉ đạo sẽ tổng hợp trình Bộ TT&TT quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa, quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần; phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra và trình Bộ TT&TT quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu các doanh nghiệp. Đồng thời xem xét và đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu cử người đại diến phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Mặt khác, Ban chỉ đạo sẽ chỉ đạo Tập đoàn VNPT thực hiện công bố công khai kịp thời, đầy đủ quá trình cổ phần hóa trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp để theo dõi.
Về phía VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc VNPT, cho biết để chuẩn bị cho cổ phần hóa, VNPT đã thành lập bộ phận để thực hiện các công việc này. VNPT cũng chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cổ phần hóa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Petrolimex, Vietnam Airlines… và các tổ chức tư vấn quốc tế. Hiện VNPT đã tiến hành các công việc để sẵn sàng cho cổ phần hóa.
Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT, cũng khẳng định năm 2018, VNPT sẽ tập trung sắp xếp, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo phương án cơ cấu lại Tập đoàn VNPT giai đoạn 2017-2020 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.