'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tín dụng là mạch máu của nền kinh tế, vì thế, vận hành hệ thống tín dụng trơn tru, phân bổ nguồn lực đúng lúc, đúng chỗ được coi là một trong những chiếc chìa khóa vàng cho viễn cảnh kinh tế Việt Nam thịnh vượng. Những tâm huyết về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đã được ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chia sẻ với báo Đất Việt. Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, điểm mốc đầu tiên của Việt Nam có vị thế trước năm châu, sánh vai cùng cường quốc, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuộc trao đổi này.
- Theo Quyết định 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tăng tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu nói trên?
Ông Trương Văn Phước: Trước hết phải nói rằng, bất cứ một cấu trúc, một tổ chức bộ máy Nhà nước nào, một Chính phủ nào cũng đều mang tính đặc thù riêng của quốc gia đó.
Ở Việt Nam, NHNN là một bộ phận của Chính phủ, chịu sự quản lý của Chính phủ về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với độ mở của nền kinh tế lớn, Việt Nam buộc phải làm quen, thay đổi để tương thích dần với thông lệ quốc tế.
Vì lý do trên, nói rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải độc lập, phải có hướng đi, phải mang theo sứ mệnh như một Ngân hàng Trung ương thế giới là điều tất yếu. Vấn đề là, từ việc đặt ra mục tiêu cho NHNN Việt Nam tới khi nhìn thấy được kết quả cuối cùng thì chúng ta cần bao nhiêu thời gian? Chúng ta phải làm gì và phải làm thế nào?
Về việc này, trước hết, tôi cho rằng điều cần làm là đảm bảo NHNN có được sự độc lập tương đối với Chính phủ, có thể hiểu theo nghĩa độc lập trong thực thi chính sách tiền tệ. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một mô hình NHNN độc lập hơn sẽ giúp kiểm soát tốt lạm phát.
Như vậy, về tổ chức, NHNN vẫn là một bộ phận của Chính phủ, chịu sự quản lý của Chính phủ về cơ cấu tổ chức, nhưng về mô hình hoạt động phải được độc lập trong xác định lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế và chủ động sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhắm tới mục tiêu lạm phát đề ra, giảm sức ép trong điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tiếp theo, cần nhìn vào sứ mệnh của NHNN là gì? Trong điều kiện của Việt Nam, để đưa ra áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thành công thì cải cách về khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ là điều kiện tiên quyết, trong đó ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu.
Đây cũng là một trong những sứ mệnh quan trọng nhất, căn bản nhất của các Ngân hàng Trung ương thế giới. Chúng ta cần tập trung vào mục tiêu này. Mặc dù hiện nay, NHNN còn có những nhiệm vụ khác như ổn định hệ thống ngân hàng, ổn định tỷ giá, ổn định thị trường vàng hay bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia...
Cuối cùng, về thời gian dài hay ngắn để tiệm cận với thông lệ quốc tế thì lại phụ thuộc vào mức độ phát triển của một thị trường tài chính, làm đủ chức năng phân định trách nhiệm trong tiếp cận vốn ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế.
- Như vậy để NHNN trở thành một Ngân hàng Trung tâm thực sự thì phụ thuộc nhiều vào một thị trường tài chính phát triển, khi đó mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ sẽ được tách bạch, thưa ông?
Chúng ta phải biết rằng, mục tiêu tối thượng của chính sách tài khóa là cân bằng và tiến tới thặng dư ngân sách. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với nền tài chính quốc gia.
Trên thực tế, trong mấy chục năm gần đây, Việt Nam đã có được những đổi mới rất căn bản. Trước hết là thay đổi về cơ cấu nguồn thu, xuất khẩu của chúng ta ngày càng tăng lên, thu nội địa tăng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nhờ doanh nghiệp phát triển.
Dù vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là ngân sách luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Trong cơ cấu chi, tỷ phần chi cho đầu tư hạn chế, ngược lại, chi thường xuyên, chi cho việc điều hành, quản lý bộ máy còn lớn. Chúng ta đang tích cực thực hiện tinh gọn bộ máy, chi thường xuyên ít hơn và dành cho đầu tư nhiều hơn.
Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách. Năm 2018, thâm hụt ngân sách của Việt Nam so với GDP theo kế hoạch là 3,7%, chúng ta đang phấn đấu giảm tỉ lệ này xuống dưới 3,5% trong một vài năm tới. Để đảm bảo cân đối thu chi thì phải vay trong nước và vay nợ nước ngoài, dĩ nhiên là phải tuân thủ một kỷ luật tài khoá chặt chẽ.
Nói thêm về chính sách tiền tệ, chúng ta phải thừa nhận, trong mấy chục năm nay chúng ta đang tập chung vào việc bảo đảm giữ ổn định giá cả. Đối với một nền kinh tế luôn phải chịu áp lực bởi lạm phát cao thì việc giữ được ổn định giá cả, không để lạm phát làm mất lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài là điều chúng ta đã làm được và phải tập trung làm. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng những yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là một yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế. Sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ tạm thời không thể một sớm một chiều chấm dứt. Dĩ nhiên, cùng với việc hoàn thiện cơ chế thị trường và sự phát triển của một thị trường tài chính, điều này sẽ được xử lý hài hoà và linh hoạt hơn.
Khi đó, thị trường tiền tệ chỉ cần thực hiện tốt chức năng vốn có là huy động vốn ngắn hạn, còn việc huy động vốn dài hạn của nền kinh tế sẽ thuộc về thị trường chứng khoán.
- Tuy nhiên, trong các giải pháp thực hiện mục tiêu trên, Quyết định 980 đặt ra vấn đề xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng, và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Lo ngại Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan quản lý, vừa là một siêu ngân hàng thương mại có quyền chi phối thị trường phải được nhìn nhận và hóa giải như thế nào?
- Trong thời gian qua chúng ta đang tích cực đẩy mạnh cải cách về đầu tư công cũng như các thể chế quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Sự ra đời của Ủy ban quản lý vốn nhà nước chính là một bước tiến nhằm làm tách bạch giữa hai chức năng là hoạch định chính sách và đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nói chung, đó là cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện đặc thù của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Tuy nhiên, đối với các NHTM Nhà nước thì cần phải có một lộ trình. Bởi vì tuy là những doanh nghiệp, nhưng khác với các tập đoàn kinh tế lớn khác, họ kinh doanh trong những lĩnh vực đặc thù hơn, ngành tài chính – ngân hàng, đóng vai trò trọng yếu trong việc ổn định hệ thống tài chính của nước ta. Vì thế, thời điểm này NHNN vẫn là đơn vị đại diện vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng là phù hợp. Bất cứ sự thay đổi, cải cách nào cũng phải trải qua một quá trình.
Điều đáng lưu ý là, bản thân NHNN cũng cần tách bạch chức năng điều hành chính sách tiền tệ với chức năng đại diện vốn nhà nước. Dù là cơ quan nào là đại diện quản lý vốn của Nhà nước thì cũng cần phải phát triển theo hướng công khai, minh bạch, sớm thực hiện các cơ chế hạch toán theo chuẩn mực quốc tế. Làm được như vậy sẽ giúp cho các đồng vốn luân chuyển nhanh, hiệu quả hơn trong một nền kinh tế.
Đây cũng chính là bước thứ hai chúng ta phải thực hiện.
- Một vấn đề khác, nhiều thông tin cho rằng, sắp tới, chúng ta sẽ hạn chế cấp phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài, để hướng các nhà đầu tư nước ngoài mua ngân hàng yếu kém trong nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khi hệ thống ngân hàng thương mại vẫn... chưa thật sự vận hành theo cơ chế thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn e ngại chưa muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào? Theo ông, làm thế nào để khắc phục được mối lo ngại nói trên?
NHNN Việt Nam có định hướng đón nhận khá cởi mở đối với các định chế tài chính nước ngoài. Theo tôi vấn đề mấu chốt ở đây là tìm điểm cân bằng tối ưu về lợi ích trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ các ngân hàng nội địa khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về công nghệ, về vốn và quản trị. Đây là một vấn đề tinh tế trong các chính sách ứng xử ở tầm vóc quốc gia, ở tầm Nhà nước.
Trên thế giới có nhiều mô hình, như Singapore, họ vẫn có rất nhiều các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư, dĩ nhiên điều này được thực hiện dựa trên nền tảng một thị trường tài chính phát triển cao và chuyên nghiệp.
Việc thiết lập khuôn khổ chính sách để hài hoà cân bằng lợi ích các bên và đảm bảo các ngân hàng nội địa từng bước có thể cạnh tranh trước các ngân hàng nước ngoài luôn là câu hỏi lớn không chỉ dành riêng cho NHNN Việt Nam mà còn là câu hỏi của cả các ngân hàng trung ương các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Trong mỗi cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, để chúng vận hành thực sự theo thị trường và tuân thủ các chuẩn mực trên thế giới, sẽ phải có những cải cách rất lớn, phơi bày nhiều mảng tối trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và động chạm tới quyền lợi của nhiều người? Ông có đặt kỳ vọng vào khả năng sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế trong hệ thống ngân hàng thương mại không?
Tôi muốn dùng hình ảnh của đội tuyển U23 Việt Nam để trả lời cho câu hỏi này. Ai có thể nghĩ rằng, trong một nền bóng đá như hiện tại mà Việt Nam đã bỏ qua nhiều đối thủ mạnh mẽ để cạnh tranh cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc tại Asiad 2018?
Vấn đề ở đây là chúng ta có nhận biết được những tiềm năng cũng như những khuyết tật của mình không? Nếu nhận biết được khuyết tật cũng như tiềm năng thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ làm được.
Đối với hệ thống tài chính, chỉ cần nhìn vào sự biến động của đồng tiền mà các quốc gia Đông Nam Á, Châu Á đã phải trải qua trong thời gian qua sẽ thấy. Khi đồng tiền nhiều nước bị mất giá, duy nhất chỉ có Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Các nước chứng kiến dòng tiền rút ra khỏi nền kinh tế trong khi Việt Nam lại không. Đây có thể xem là một biểu hiện nội lực dần cải thiện của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cá nhân tôi, tôi rất tin tưởng ở sự thay đổi của Việt Nam. Tôi cho rằng việc thực hiện các cải cách tài chính công, cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá... là việc chúng ta đang đi đúng hướng. Chúng ta đang có một quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đáng ghi nhận, không có ngân hàng đổ vỡ nhưng nợ xấu vẫn được giảm xuống, thị trường vẫn phát triển lành mạnh, thị trường chứng khoán tăng nhanh...
Với những gì đang diễn ra, tôi rất tin tưởng Việt Nam sẽ làm được.
- Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.