'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư với chủ đề "Tiềm năng và cơ hội" diễn ra ngày 7/9, bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc (CEO) Tập đoàn PAN (HoSE: PAN), cho biết tập đoàn đã hoàn thành tốt giai đoạn 1 là giai đoạn xây dựng nền tảng và tạo lập hệ sinh thái.
"Kể từ thời điểm này, chúng tôi sẵn sàng bước sang giai đoạn tiếp theo: giai đoạn "booming" - tăng trưởng nhanh và phát triển theo chiều sâu trên từng mảng kinh doanh cốt lõi", CEO PAN nhấn mạnh.
Theo đại diện của PAN, giai đoạn 2013 - 2018, PAN tập trung vào tăng trưởng mạnh và nhanh dựa vào các thương vụ M&A. Từ năm 2019, 2020 cho đến thời điểm hiện tại, tập đoàn nghiêng về đầu tư phát triển chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất.
"Từ năm 2021 trở đi, chúng tôi có thể đạt tăng trưởng mạnh ở tất cả mảng kinh doanh chính. Đây chính là giai đoạn booming mà CEO nhắc tới", đại diện PAN cho hay.
Vị này cũng thông tin rằng ước tính, doanh thu thuần quý III/2022 của PAN đạt 3.600 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ đồng, tăng trưởng 92%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 53 tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%.
Cộng dồn 3 quý đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của PAN đạt khoảng 9.900 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 537 tỷ đồng, tăng trưởng 132%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 230 tỷ đồng, tăng 89%.
Tại hội nghị, CEO PAN tiết lộ tập đoàn có kế hoạch M&A trong lĩnh vực phân bón nhưng sẽ lựa chọn một trong các công ty thành viên để tiến hành M&A, có thể là Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (HoSE: VFG) để tận dụng hệ thống đại lý lớn.
Chia sẻ thêm về kế hoạch này, Tổng giám đốc VFG Trương Công Cứ cho hay phân bón là mảng "mơ ước" của VFG bởi trong ngành nông nghiệp bao giờ cũng có bộ ba Thuốc - Giống - Phân. "Nếu có đầy đủ thì chúng ta sẽ có ưu thế. Với sức lực của VFG, nếu một mình thì khó làm được bởi việc kinh doanh phân bón đòi hỏi năng lực cốt lõi, nên cần sự hỗ trợ của tập đoàn thì mới có thể thực hiện được ước mơ này", ông Cứ bày tỏ.
Một doanh nghiệp khác trực thuộc Tập đoàn PAN là Bibica (HoSE: BBC) cũng dự kiến có sự thay đổi lớn. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc tài chính (CFO) của PAN cho hay tập đoàn đang tích cực tìm kiếm đối tác tham gia cùng Bibica để đồng hành phát triển.
Ông Tuấn cho biết trước đây, PAN cũng như Bibica kỳ vọng đối tác ngoại là Lotte sẽ giúp công ty nâng cấp bộ sản phẩm và mở rộng thị trường, không dừng lại ở những thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường Đông Nam Á và châu Á. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Lotte và Bibica không được như kỳ vọng và đến thời điểm này, sau khi Lotte thoái vốn, PAN đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Bibica lên 98%.
"Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi tìm kiếm đối tác chiến lược cùng trong ngành bánh kẹo để tham gia vào Bibica, nhằm nâng cấp bộ sản phẩm của Bibica, hướng tới chất lượng cao hơn và phù hợp hơn với xu hướng thị trường, đồng thời đối tác này cũng có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến thời điểm hiện tại, đã có tín hiệu tương đối tích cực. Chúng tôi đang thảo luận cùng với 3 đối tác và đã qua một vài vòng thảo luận", ông Tuấn tiết lộ.
Bên cạnh câu chuyện tìm đối tác chiến lược cho Bibica, ông Tuấn cũng thông tin về tiến độ thương vụ tăng vốn sắp tới của PAN.
Theo CFO của PAN, từ đầu năm 2022, quy trình làm việc và các quy định kiểm soát mới đối với quá trình tăng vốn của doanh nghiệp đại chúng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) siết chặt lại.
"Đến thời điểm hiện tại, PAN đã nộp hồ sơ và đang trong quá trình chuẩn bị gửi lại bản giải trình lần thứ ba với UBCKNN để bổ sung các thông tin theo yêu cầu của UBCKNN, chủ yếu là cung cấp thêm thông tin về mục đích sử dụng vốn", ông Tuấn nói và cho biết ở lần đầu tiên, bản yêu cầu của UBCKNN dài khoảng 15 trang nhưng đến lần giải trình thứ ba chỉ còn khoảng 3, 4 câu hỏi.
"Hy vọng lần này sau khi chúng tôi giải trình, UBCKNN sẽ có thể ra quyết định chấp thuận cho PAN phát hành cổ phiếu, kỳ vọng hoàn thành trong 1, 2 tháng tới", CFO của PAN cho biết thêm.
Liên quan đến diễn biến giá cổ phiếu PAN không được như kỳ vọng mà CEO Nguyễn Thị Trà My đặt ra trước đây, bà My chia sẻ rằng bản thân bà cũng giữ lượng lớn cổ phiếu PAN và nhiều năm nay không bán ra cổ phiếu nào.
"Bao giờ chúng tôi cũng kỳ vọng giá cổ phiếu ở mức cao nhất. Hy vọng thời gian tới, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về hướng đi và kế hoạch của chúng tôi, về giai đoạn "booming" của tập đoàn. Tập đoàn bao gồm những công ty tốt nhất Việt Nam mà giá cổ phiếu lại như vậy, đây là trăn trở của ban lãnh đạo PAN. Ai cũng có kỳ vọng nhưng tôi cũng phải nhắc lại là tất cả phụ thuộc vào thị trường", CEO PAN cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.