Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) trên sàn UPCoM.
Theo đó, 66,8 triệu cổ phiếu Mộc Châu Milk sẽ giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán là MCM. Dự kiến ngày giao dịch đầu tiền là ngày 18/12 tới, giá tham chiếu 30.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, vốn hóa ước tính của Mộc Châu Milk đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Đến nay, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, UPCoM: VLC) đang là công ty mẹ sở hữu 51% vốn Mộc Châu Milk, tương ứng hơn 34 triệu cổ phiếu và công ty không có công ty con và công ty liên kết.
Cơ cấu cổ đông tính đến ngày 10/11/2020 của Mộc Châu Milk như sau: cổ đông trong nước gồm 5 tổ chức nắm giữ gần 38 triệu cổ phiếu, chiếm 56,87% và 522 cá nhân nắm giữ gần 29 cổ phiếu, chiếm 43,11%; bên cạnh đó cũng có 2 cá nhân là cổ đông nước ngoài sở hữu 10.000 cổ phiếu, chiếm 0,02% vốn.
Thời gian gần đây, đại hội đồng cổ đông Mộc Châu Milk đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 668 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng trong năm 2020.
Cụ thể, Mộc Châu Milk muốn phát hành thêm 43 triệu cổ phiếu, trong đó 3,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:5, giá 20.000 đồng/cổ phiếu và 39 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) và GTNFoods (HoSE: GTN) với giá 30.000 đồng/cổ phiếu.
Hơn 29,45 triệu cổ phiếu sẽ được bán cho GTNFoods, trong khi hơn 9,7 triệu cổ phần còn lại cho Vinamilk. Tổng giá trị dự thu ở hai thương vụ này lên đến gần 1.200 tỷ đồng.
Mục đích của việc tăng vốn là để đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước; đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái và nâng cấp trang trại bò sữa hiện hữu lên quy mô 2.000 con.
Tuy nhiên tại thời điểm này, công ty chưa hoàn tất các thủ tục xin chấp thuận chào bán chứng khoán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập vào năm 1958. Từ năm 2005, Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Công ty có trụ sở chính tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La và hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sữa nước, sữa chua ăn, sữa chua uống, bánh sữa, phô mai, váng sữa, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
Mộc Châu Milk hiện sở hữu đàn bò sữa hơn 2.000 con tại trang trại và 24.500 con thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 500 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và có ba trung tâm giống bò sữa lớn.
Quy mô đàn bò của Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 12 – 15%/năm và năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày.
Năm 2016, sau khi nhà nước thoái toàn bộ vốn, GTNFoods thông qua công ty thành viên là Vilico đã "thâu tóm" Mộc Châu Milk với tỷ lệ sở hữu 51% vốn.
Cuối năm 2019, Vinamilk trở thành công ty mẹ của GTNFoods sau khi tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp lên 75%, qua đó cũng gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk. Hiện nay 3 trong tổng số 5 thành viên HĐQT Mộc Châu Milk là người của Vinamilk, trong đó Chủ tịch HĐQT Mai Kiều Liên cũng là Tổng giám đốc Vinamilk.
Những năm trở lại đây, doanh thu thuần của Mộc Châu Milk luôn duy trì trên ngưỡng 2.200 tỷ đồng, có năm lên trên 2.500 tỷ đồng (năm 2019), lợi nhuận trước thuế dao dộng trong vùng 200 - 228 tỷ đồng với biên độ khá hẹp, biến động không đáng kể.
Năm nay, Mộc Châu Milk giữ vững đà tăng trưởng, khi lũy kế 9 tháng ghi nhận 2.141 tỷ đồng doanh thu, báo lãi trước thuế 226 tỷ đồng, tăng gần 70% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 74% kế hoạch doanh thu và vượt 33% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Đại diện công ty cho biết, kết quả này có được nhờ công tác quản trị hiệu quả, chính sách hỗ trợ nhà phân phối và khách hàng tốt, cùng với giá bán hợp lý.
Tính tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của công ty đạt 1.211 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2019. Trong đó công ty có đến 674 tỷ đồng là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và 139 tỷ đồng hàng tồn kho.
Cơ cấu nguồn vốn khá vững chắc, nợ phải trả chỉ chiếm 284 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,3 lần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.