Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ông Jonvic Remulla, Thống đốc tỉnh Cavite, ngày 26/1 cho biết chính quyền tỉnh này đã hủy thỏa thuận nâng cấp sân bay Sangley trị giá 10 tỷ USD với Tập đoàn MacroAsia Corporation và Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC).
Trước đó vào năm 2019, CCCC và đối tác địa phương MacroAsia Corp đã thắng thầu dự án trị giá 10 tỷ USD, hợp tác với chính quyền tỉnh Cavite để nâng cấp sân bay quốc tế Sangley ở ngoại ô thủ đô Manila của Philippines.
Đây là một trong hai dự án sân bay trị giá hàng chục tỷ USD được xây dựng nhằm giảm tải cho sân bay chính của Philippines đặt tại Manila. Dự án cũng là một phần trong kế hoạch cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn của Chính phủ Philippines.
Hãng tin Reuter dẫn lời Thống đốc Cavite Remulla cho biết hợp đồng của CCCC và MacroAsia "thiếu 3 hoặc 4 mục" có nghĩa họ không thực hiện đầy đủ cam kết với dự án.
Vị trí của sân bay Sangley cho phép Hải quân Philippines thực hiện các hoạt động giám sát và là nơi tập hợp binh lính, khí tài quân sự trước khi tiến hành các nhiệm vụ.
Hồi tháng 8 năm ngoái, ông Remulla từng nói rằng sân bay Sangley là "vấn đề an ninh quốc gia" và tỉnh Cavite sẵn sàng hủy thỏa thuận nâng cấp sân bay nếu Tổng thống Rodrigo Duterte muốn làm như vậy.
Tuy nhiên, tới tháng 9, ông Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tuyên bố dự án sân bay quốc tế Sangley sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch.
"Tổng thống đã nói rất rõ ràng, ông ấy sẽ không tuân theo chỉ thị của Mỹ bởi vì chúng ta là một quốc gia tự do, độc lập và chúng ta cần những khoản đầu tư đó từ Trung Quốc", ông Roque nêu rõ.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/8/2020 đã thêm 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại vì các công ty này đã tham gia vào quá trình bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông, một chương trình xây dựng mà Mỹ cho là nỗ lực phi pháp nhằm kiểm soát tuyến vận tải hàng hải quan trọng này. Mỹ vốn là một đồng minh có hiệp ước quốc phòng với Philippines.
Các công ty này đều là những nhà thầu lớn trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, trong đó có 2 cái tên nổi bật là CCCC và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc.
Lệnh trừng phạt thương mại cấm các công ty Mỹ xuất khẩu các sản phẩm tới các công ty Trung Quốc bị trừng phạt mà chưa có giấy phép của chính phủ Mỹ. Được biết, danh sách đen thương mại của Mỹ hiện đã bao gồm hơn 300 thực thể Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ không cấp thị thực cho các cá nhân, quan chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Xem thêm >> Thẩm phán nghiêng về Texas trong vụ kiện ông Biden vì đảo ngược chính sách của ông Trump
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.