Philippines mất hàng tỷ USD kiều hối

Nguyễn Duy - 03/05/2020 07:18 (GMT+7)

Mỗi năm, khoảng 2 triệu người Philippines ra nước ngoài làm việc. Lực lượng lao động này gửi về nước 30 tỷ USD kiều hối trong năm 2019.

Với hàng triệu người Philippines, tiền được người thân làm ở nước ngoài gửi quyết định cuộc sống của họ. Nhưng năm nay, họ có thể mất khoản thu nhập này. Theo South China Morning Post, khi dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu tê liệt, các máy bay chở lao động Philippines về nước là hình ảnh quen thuộc tại sân bay Manila.

Chính phủ Philippines đã tiến hành sơ tán hơn 17.000 người lao động Philippines ở nước ngoài về nước. Họ là những người mất việc cho các lệnh phong tỏa và hạn chế ở nước sở tại. Bên cạnh đó, hàng nghìn người lao động khác tự cách về nước, số khác chọn cách ở lại và chờ dịch bệnh qua đi.

Beverly Pacultad, 40 tuổi, trở về từ Hong Kong hôm 23/3, nơi bà được thuê làm giúp việc gia đình. Bà mẹ 3 con này đến Hong Kong vào tháng 11/2019 với hy vọng tiết kiệm tiền để gửi về cho con gái lớn học đại học.

Người dân Philippines xếp hàng lấy thực phẩm miễn phí từ một nhà bếp di động của quân đội. Ảnh: EPA.

Nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai

Tại đây, với công việc trông trẻ, bà được trả lương gấp đôi so với làm giáo viên ở Manila và có thể gửi về cho gia đình khoảng 40.000 peso (788 USD) mỗi tháng. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Hong Kong đóng cửa các trường học và doanh nghiệp.

Chủ của bà Pacultad, một gia đình Trung Quốc, đã quyết định trở về đại lục và không cần thuê bà nữa. “Cả gia đình tôi phụ thuộc vào tôi. Nhưng giờ tôi không có việc làm”, bà Pacultad than thở.

Tình trạng người lao động mất việc trên toàn cầu đang khiến ngành công nghiệp kiều hối trị giá 690 tỷ USD lao đao. Đây là ngành có đóng góp quan trọng tại nhiều nền kinh tế đang phát triển. Citigroup ước tính dòng kiều hối toàn cầu có thể giảm tới 100 tỷ USD trong kịch bản xấu nhất.

Năm 2019, kiều hối về Philippines đạt 30 tỷ USD, trở thành ngành thu ngoại tệ lớn thứ hai tại nước này, sau xuất khẩu. Kiều hối cũng chiếm khoảng 10% GDP của Philippines. Tỷ trọng này cao hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ và Trung Quốc - những nơi có lượng lớn người lao động làm việc ở nước ngoài.

Nhân viên y tế Philippines lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Manila. Ảnh: EPA.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Philippines, kể từ năm 2001, chưa năm nào dòng kiều hối chảy về nước này giảm, kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, năm nay, dòng tiền này có thể giảm tới 30% theo dự báo của cựu bộ trưởng kinh tế Philippines đầu tháng 4.

“Trong quá khứ, lực lượng lao động Philippines tỏa khắp thế giới đã mang về dòng kiều hối dồi dào” kể cả trong các cuộc khủng hoảng, Sanjay Mathur, nhà kinh tế thuộc ANZ, cho biết. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến gần như mọi khu vực địa lý có đóng góp lớn cho kiều hối cạn kiệt tăng trưởng.

Mỗi năm, hơn 2 triệu người Philippines ra nước ngoài làm việc, trong đó hầu hết là lao động phổ thông hoặc nhân viên bán hàng, dịch vụ. Nước này cũng cung cấp 25% lực lượng lao động của ngành kinh doanh tàu biển toàn cầu.

Nước nhận kiều hối nhiều thứ 4 thế giới

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy Philippines là nước nhận kiều hối lớn thứ 4 trên thế giới. Theo nhà kinh tế Mathur của ANZ, khoảng 75% lượng kiều hối đó được chi tiêu vào những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, giáo dục và y tế.

Trong một thông cáo chung, hơn 90 tổ chức đại diện cho người lao động Philippines ở nước ngoài trình bày tình hình hiện tại. “Người lao động ở nước ngoài, vốn ít nhận được quan tâm trước đại dịch, đã hoặc có nguy cơ bị bỏ rơi”, nhóm cảnh báo.

Nhóm này nói rằng chính phủ Philippines đã khiến tình trạng của họ tồi tệ hơn khi không có kế hoạch hỗ trợ đầy đủ trong thời gian phong tỏa cũng như không quan tâm tới những vấn đề họ gặp phải ở nước sở tại.

Bộ Lao động và Việc làm Philippines cho biết đã hỗ trợ 26.000 người lao động bị mắc kẹt ở nước ngoài và 30.000 người khác đã đăng ký hưởng trợ cấp theo chương trình hỗ trợ trị giá 1,5 tỷ peso cho người lao động mất việc làm của chính phủ. Lao động về nước cũng được cấp chỗ ở tạm thời và phương tiện di chuyển từ Manila về quê.

Người lao động Philippine trong một cơ sở sản xuất đồ bảo hộ y tế ở Manila. Ảnh: EPA.

Không chỉ ảnh hưởng tới các gia đình, dòng kiều hối sụt giảm cũng tác động tới cán cân thanh toán của Philippines và gây áp lực lên đồng nội tệ trong bối cảnh thị trường bất ổn.

Shilan Shah, nhà kinh tế tại Capital Economics, nhận định tình trạng này có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Philippines thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn kế hoạch.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Benjamin Diokno mô tả kiều hối “tiếp tục là một trong những nguồn ngoại tệ ổn định nhất” đối với nước này. Ông cũng cho biết các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi sát sao diễn biến hiện tại.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott thưởng gần 70 tỷ đồng

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott thưởng gần 70 tỷ đồng

(VNF) - Ngày 24/5, anh N.T.D (Hải Phòng) đã nhận giải Vietlott với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng.

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

(VNF) - Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) sẽ tiến hành chia cổ tức 2023 với mức 32% và năm 2024, PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5%. Với mức cổ tức này, PVI là doanh nghiệp liên tục duy trì chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định, trong thời gian gần đây cổ phiếu PVI tăng trưởng tích.

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

(VNF) - Thống đốc cho biết, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn so với 5 vùng còn lại và bình quân cả nước.

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

(VNF) - Thaiholdings dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại Thaigroup từ 81,6% xuống còn 48%, đồng nghĩa với việc không còn ghi nhận Thaigroup là công ty con tại báo cáo tài chính.

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

(VNF) - Cơ quan chức năng đã tiến hành thủ tục khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - do để xảy ra nhiều sai phạm.

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

(VNF) - Chiếc lông của loài chim New Zealand quý hiếm Huia đã tuyệt chủng vừa được bán với giá hơn 46.000 đô la New Zealand (tương đương 28.000 USD).

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

(VNF) - Ông Đặng Tất Thắng - cựu Chủ tịch FLC và Bamboo Airways đang bị công an truy tìm. Ông Thắng đã từng có nhiều phát ngôn liên quan lãnh đạo Sacombank gây ra nhiều xôn xao.

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

(VNF) - GreenNode, đơn vị tiên phong cung cấp nền tảng AI Cloud và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Nvidia và các đối tác quốc tế, giúp khách hàng toàn cầu tiếp cận và khai thác nền tảng AI Cloud mạnh mẽ.

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.