Khủng hoảng kinh tế do Covid-19: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 20%

Vĩnh Chi - 22/04/2020 23:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020, lượng kiều hối toàn cầu được dự báo sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và nhiều hoat động bị đình trệ.

VNF
Khủng hoảng kinh tế do Covid-19: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 20%

Đây là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, phần lớn là do giảm thu nhập và việc làm ở nhóm lao động di cư - nhóm đối tượng dễ bị mất việc làm và thu nhập do khủng hoảng kinh tế ở các nước sở tại.

Dòng kiều hối chảy về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự đoán sẽ giảm 19,7% xuống còn 445 tỷ USD, gây tổn thất đến nguồn tài chính mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Dự báo dòng kiều hối chảy vào tất cả các khu vực của nhóm Ngân hàng Thế giới đều sẽ giảm xuống, đáng chú ý nhất là châu Âu và Trung Á (27,5%), tiếp theo là châu Phi cận Sahara (23,1%), Nam Á (22,1%), Trung Đông và Bắc Phi ( 19,6%), Mỹ Latinh và Caribê (19,3%) và Đông Á và Thái Bình Dương (13%).

Cho dù sụt giảm như vậy nhưng kiều hối được dự kiến vẫn là nguồn tài chính quốc tế quan trọng đối với các quốc gia này bởi FDI dự báo còn giảm sâu hơn (trên 35%).

Ngân hàng Thế giới ước tính năm 2021 lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD.

Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, bởi nó phụ thuộc vào tác động của Covid-19 đối với tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đại dịch lần này gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định.

Theo Ngân hàng Thế giới, trong quý I/2020, trung bình chi phí gửi 200 USD vẫn ở mức cao khoảng 6,8%, chỉ thấp hơn một chút so với năm trước. Châu Phi cận Sahara tiếp tục là khu vực có chi phí gửi tiền trung bình ở mức cao nhất, khoảng 9%. Tuy nhiên lao động di cư giữa các quốc gia trong khu vực ở châu Phi cận Sahara chiếm tới hơn hai phần ba tổng số lao động di cư trên toàn thế giới.

“Cần có các biện pháp nhanh chóng để hỗ trợ việc nhận và gửi kiều hối để hỗ trợ lao động di cư và gia đình. Các biện pháp này bao gồm coi dịch vụ chuyển tiền là dịch vụ thiết yếu và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ này đối với người di cư,” ông Dilip Ratha, tác giả chính của Bản tóm tắt và trưởng nhóm KNOMAD cho biết.

Xu hướng kiều hối theo khu vực

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2019 dòng kiều hối chảy vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng 2,6% lên mức 147 tỷ USD, thấp hơn khoảng 4,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm 2018. Năm 2020, dòng kiều hối dự kiến sẽ giảm 13%. Đây là hậu quả do sự sụt giảm dòng tiền từ Hoa Kỳ, nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này.

Một số quốc gia phụ thuộc vào kiều hối như các quốc gia ở quần đảo Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn bởi thu nhập từ kiều hối sẽ sụt giảm trong giai đoạn này. Dự báo lượng kiều hồi sẽ hồi phục và tăng 7,5% vào năm 2021.

Về chi phí chuyển tiền, chi phí chuyển 200 USD đến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm 7,13% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tới quý IV/2019, năm tuyến chuyển tiền có chi phí thấp nhất trong khu vực ở mức 2,6% trong khi năm tuyến có chi phí cao nhất ở mức bình quân 15,4%.     

Đối với các quốc gia châu Âu và Trung Á, năm 2019, dòng kiều hối chảy vào các quốc gia này vẫn ở mức cao, tăng khoảng 6% lên 65 tỷ USD. Ukraine vẫn là quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong khu vực, với lượng kiều hối ở mức kỷ lục gần 16 tỷ USD trong năm ngoái. Các quốc gia nhỏ hơn phụ thuộc vào kiều hối trong khu vực như Kyrgyzstan, Tajikistan hay Uzbekistan được hưởng lợi từ phục hồi kinh tế ở Nga.

Năm 2020, lượng kiều hối được ước tính giảm khoảng 28% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu và sụt giảm giá dầu.

Về chi phí chuyển tiền, trong quý I/2020 trung bình chi phí chuyển 200 USD đến khu vực châu Âu và Trung Á giảm nhẹ xuống 6,48% so với mức 6,67% của năm trước đó. Chênh lệch về chi phí chuyển tiền giữa các quốc gia khá đáng kể, chi phí cao nhất là chi phí chuyển tiền từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Bulgaria, trong khi chi phí chuyển tiền thấp nhất là từ Nga đến Azerbaijan.

Đối với khu vực châu Mỹ Latin và Caribê, kiều hối vào khu vực này tăng 7,4% lên 96 tỷ USD trong năm 2019. Dòng kiều hối giữa các quốc gia trong khu vực có mức tăng không đồng đều. Năm 2019, Brazil, Guatemala và Honduras có mức tăng kiều hối hơn 12%; Colombia, Ecuador, Nicaragua và Panama tăng hơn 6%, trong khi dòng kiều hối của Bolivia và Paraguay giảm 3,8% và 2,2%. Dự báo năm 2020 dòng kiều hối chảy vào khu vực này sẽ sụt giảm 19,3%.

Về chi phí chuyển tiền, trong quý I/2020, chi phí chuyển 200 USD đến khu vực này là 5,97%. Trong thời kỳ khủng hoảng Covid-19, chi phí chuyển tiền có thể tăng lên do các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tiền gặp nhiều khó khăn (vì phải đóng cửa các đại lý và văn phòng, thiếu tiền mặt, ngoại hối, an toàn thấp) và phải tuân thủ các quy định của AML/CFT.

Đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi, lượng kiều hối chảy vào năm 2020 được dự đoán sẽ giảm 19,6% xuống còn 47 tỷ USD, sau khi tăng 2,6% trong năm 2019.

Sự suy giảm này là do hậu quả của suy thoái toàn cầu cũng như tác động của việc sụt giảm giá dầu tại các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC). Kiều hối từ khu vực châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế của khu vực này từ trước dịch Covid-19 cũng như do đồng euro bị mất giá so với đồng USD.

Năm 2021, lượng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 1,6% do khu vực châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức thấp và dòng chảy của các quốc gia GCC vẫn ở mức yếu.

Về chi phí chuyển tiền, chi phí chuyển 200 USD đến khu vực này là 7%, gần như không thay đổi so với năm trước. Chi phí giữa các quốc gia có mức chênh lệch lớn. Chi phí chuyển tiền từ các nước OECD thu nhập cao đến Lebanon tiếp tục ở mức hai con số. Chi phí chuyển tiền từ các nước GCC đến Ai Cập và Jordan ở mức 3% đến 5% tùy từng quốc gia. Chi phí chuyển tiền từ Ả Rập Xê-út đến Syria giảm đáng kể do nội chiến ở Syria đã suy yếu.

Đối với khu vực Nam Á, trong năm 2020, lượng kiều hối chảy vào khu vực này được dự báo sẽ giảm 22% xuống còn 109 tỷ USD, sau khi tăng 6,1% trong năm 2019.

Đây là hậu quả của suy giảm kinh tế toàn cầu do bùng phát dịch bệnh Covid-19 và sụt giảm giá dầu. Suy thoái kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền từ Hoa Kỳ, Anh và các nước EU sang Nam Á. Giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền từ các nước GCC và Malaysia.

Về chi phí chuyển tiền, Nam Á có chi phí chuyển tiền trung bình ở mức 4,95%, thấp nhất trong tất cả các khu vực. Một số quốc gia có chi phí thấp có mức phí dưới cả mục tiêu 3% của SDG. Điều này có lẽ là do khối lượng giao dịch lớn, thị trường cạnh tranh và nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

Tuy nhiên một số quốc gia có chi phí cao nhất lại có mức phí lên tới hơn 10% do khối lượng giao dịch thấp, ít cạnh tranh và do các quy định về pháp lý. Các quy định ngân hàng liên quan đến AML/CFT làm tăng mức độ đánh giá rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền, do đó đẩy cao chi phí ở các quốc gia nhận tiền như Afghanistan và các quốc gia gửi tiền như Pakistan.

Đối với châu Phi, trong năm 2019, lượng kiều hối chảy vào châu Phi cận Sahara ghi nhận mức giảm nhẹ 0,5% xuống còn 48 tỷ USD. Do cuộc khủng hoảng Covid-19, dòng kiều hối chảy vào khu vực này dự kiến sẽ giảm 23,1% xuống mức 37 tỷ USD trong năm 2020, trước khi hồi phục lên 4% vào năm 2021.

Sự sụt giảm này là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp do bùng phát dịch Covid-19 tại các quốc gia có nhiều lao động châu Phi nhập cư như EU, Hoa Kỳ, Trung Đông và Trung Quốc.

Số lượng lao động di cư từ châu Phi cận Sahara ở những nền kinh tế lớn này rất cao, gộp lại chiếm gần một phần tư tổng lượng kiều hối gửi về khu vực này. Bên cạnh tác động của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia Đông Phi cũng đang phải đương đầu với đại dịch châu chấu tấn công mùa màng và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực trong khu vực.

Về chi phí chuyển tiền, trong quý I/2020, trung bình chi phí chuyển 200 USD đến khu vực này là 8,9%, giảm nhẹ so với mức 9,25% của năm trước. Các quốc gia có chi phí chuyển tiền cao nhất là các quốc gia Nam Phi, với chi phí lên tới 20%. Ngược lại, ở các quốc gia có mức chi phí thấp nhất, chi phí trung bình chỉ dưới 3,6%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an đối với Đại tướng Tô Lâm

Miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an đối với Đại tướng Tô Lâm

(VNF) - Sáng 22/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với Đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước.

Tâm thế mới với cổ phiếu Sacombank

Tâm thế mới với cổ phiếu Sacombank

(VNF) - Việc Sacombank “sang trang mới” là tin tốt với ngân hàng này, nhưng với cổ phiếu của Sacombank thì không hẳn như vậy. Cổ phiếu thường tạo đáy trong thời kỳ “tranh tối tranh sáng”, còn khi đã “sáng rõ” rồi thì điểm mua tốt nhất đã qua đi từ lâu.

‘Cuộc chiến’ khốc liệt tranh thị phần tỷ USD của các chuỗi cà phê ở Việt Nam

‘Cuộc chiến’ khốc liệt tranh thị phần tỷ USD của các chuỗi cà phê ở Việt Nam

Trong khi Highlands, Phúc Long miệt mài mở cửa hàng mới thì Trung Nguyên đẩy mạnh mở cửa hàng ở nước ngoài còn The Coffee House giảm điểm bán.

Lừa bán dự án ‘ma’ Long Trường Diamond, Giám đốc Thương Tín Real nhận 12 năm tù

Lừa bán dự án ‘ma’ Long Trường Diamond, Giám đốc Thương Tín Real nhận 12 năm tù

(VNF) - Tòa án Nhân dân TP. HCM xét xử Lê Văn Giang (Phó giám đốc ) và Hồ Kim Thuận (Giám đốc) Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Thương Tín Real về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 27 tỷ đồng.

Loạt siêu thị, trung tâm thương mại tại cửa khẩu Mộc Bài bỏ hoang

Loạt siêu thị, trung tâm thương mại tại cửa khẩu Mộc Bài bỏ hoang

(VNF) - Từ năm 2014 do thay đổi chính sách thuế nên hàng loạt siêu thị tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phải đóng cửa.

Dongfeng ra mắt xe đầu kéo phiên bản ‘rồng thiêng’ GX 450

Dongfeng ra mắt xe đầu kéo phiên bản ‘rồng thiêng’ GX 450

(VNF) - Tập đoàn Dongfeng vừa công bố những thông số của mẫu xe đầu kéo GX 450 - “Rồng Thiêng” độc bản năm Giáp Thìn dành riêng cho thị trường Việt Nam. Thông tin đã gây ấn tượng với nhiều khách hàng bởi các trang bị lần đầu tiên xuất hiện tại dòng xe đầu kéo.

TP.HCM: Chuẩn bị xây thêm 35 nghìn căn nhà ở xã hội

TP.HCM: Chuẩn bị xây thêm 35 nghìn căn nhà ở xã hội

(VNF) - Sở Xây dựng TP. HCM đang tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội (bao gồm các dự án đang thi công), với quy mô khoảng 35.000 căn.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch nước Tô Lâm

Sự nghiệp của tân Chủ tịch nước Tô Lâm

(VNF) - Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Chứng khoán vượt qua nỗi sợ tháng 5, VN Index hướng lên 1.400 điểm?

Chứng khoán vượt qua nỗi sợ tháng 5, VN Index hướng lên 1.400 điểm?

(VNF) - Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, với những diễn biến của thị trường cùng các yếu tố chính về mặt kinh tế vĩ mô vẫn đang tạo thuận lợi cho thị trường chứng khoán tiếp tục có xu hướng phục hồi tích cực.

Ô tô điện mini 3 chỗ ngồi siêu rẻ: Giá từ 28 triệu đồng

Ô tô điện mini 3 chỗ ngồi siêu rẻ: Giá từ 28 triệu đồng

Theo thông báo từ nhà sản xuất, xe có hành trình mỗi lần sạc đầy khoảng 50-60 km.

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

(VNF) - Dù thị trường được đánh giá là chững lại, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn chào giá căn hộ dự án mới tại TP.HCM với mức giá từ 50.000.000 đồng/m2 trở lên.