Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
“Theo báo cáo khảo sát của VCCI năm 2017 đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về ngành thuế và hải quan, tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng với các thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Nhiều chỉ số đánh giá quan trọng cũng đều ở điểm cao nhờ sự dễ dàng tiếp cận thông tin, hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính và thái độ tiếp nhận, xử lý các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của công chức ngành thuế và hải quan.
"Nhiều vấn đề trước đây được coi là nóng như chi phí không chính thức được phản ánh tiếp tục giảm mạnh, tạo không khí tin cậy và hợp tác giữa cán bộ thuế, hải quan với doanh nghiệp”, Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng thông tin tại hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, Hải quan năm 2018.
Tuy vậy, ông Phòng cũng cho hay ngành thuế và hải quan vẫn còn tồn tại một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi hai bên tiếp tục ngồi lại và trao đổi với nhau để tìm ra phương hướng giải quyết.
Cụ thể, theo ông Phòng, chính sách, pháp luật thuế thay đổi tương đối nhanh, đi kèm với các mẫu biểu cũng có điều chỉnh khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cập nhật và thực thi.
“Trong khi đó, một số cơ quan thuế lại chậm trễ trong việc trả lời các vướng mắc của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp phải tự tìm hiểu, dẫn tới việc doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn, thực thi không chính xác và doanh nghiệp lại phải mất thời gian tới cơ quan thuế để điều chỉnh. Bên cạnh việc thay đổi nhiều thì thời gian có hiệu lực của các chính sách pháp luật thuế lại tương đối nhanh khiến doanh nghiệp chưa kịp điều chỉnh và thực hiện”, ông Phòng nêu.
Về vấn đề nợ thuế, phạt nộp chậm thuế, ông Phòng cho hay đây cũng là một trong những vấn đề doanh nghiệp gặp vướng mắc nhiều nhất hiện nay.
Cụ thể, một số doanh nghiệp cho biết khi có sự chênh lệch giữa số liệu thuế của doanh nghiệp và cơ quan thuế thì doanh nghiệp không có được sự hướng dẫn, đối chiếu của cán bộ thuế. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp thường xuyên nhận được thông báo nợ thuế trong khi doanh nghiệp không nợ số thuế này.
Theo Phó chủ tịch VCCI, tình trạng tính nhầm thuế của doanh nghiệp vẫn diễn ra và doanh nghiệp mang chứng từ lên thuế đối chiếu nhiều lần nhưng hàng tháng vẫn báo doanh nghiệp nợ thuế. Một số doanh nghiệp cho biết vấn đề này do hệ thống nộp thuế điện tự tính nhầm, vì vậy cơ quan thuế cần tự động giải quyết và khắc phục cho doanh nghiệp.
“Vẫn có hiện tượng các số liệu nộp và nợ thuế, phạt hành chính trong các thông báo hàng tháng thiếu chính xác, điều chỉnh chưa kịp thời khi đã có ý kiến của doanh nghiệp. Thậm chí, có doanh nghiệp phản ánh cơ quan thuế địa phương căn cứ vào đó để làm khó và mất công sức và thời gian của doanh nghiệp”, đại diện VCCI cho biết.
“Doanh nghiệp sai thì cơ quan thuế phạt mà thuế sai thì cơ quan thuế cũng nên xin lỗi và tìm cách giải quyết cho nghiệp một cách nhanh nhất. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp đề nghị cơ quan thuế cải tiến hệ thống kê khai và đối chiếu ứng dụng công nghệ thông tin để doanh nghiệp có thể thuận tiện tra cứu thông tin về số thuế doanh nghiệp đã nộp, chưa nộp, còn thiếu và thời hạn để doanh nghiệp chủ động nộp hoặc điều chỉnh sớm để tránh phát sinh các khoản lãi phạt”, ông Phòng nêu ý kiến.
Trong lĩnh vực hải quan, Phó chủ tịch VCCI cho biết VCCI cũng đã tiếp nhận một số khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Cụ thể như: việc áp mã hồ sơ có hiện tượng áp dụng khác nhau giữa các Cục, Chi cục Hải quan gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hải quan và mức thuế phải nộp; thủ tục khai báo hải quan vẫn còn rườm rà, mất thời gian…
“Một số doanh nghiệp cho rằng việc thay đổi chính sách về xuất khẩu tại chỗ những 'nguyên vật liệu dùng cho xuất khẩu đã được thông quan miễn thuế cho đến nay, kể từ ngày 1/9/2016 không được miễn thuế nữa nên doanh nghiệp phải nộp phần thuế đã được miễn, lãi chậm nộp và phạt chậm nộp tính đến nay', điều này được Hải quan Hải phòng viện dẫn trong dự thảo Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhưng khi ban hành không đề cập việc loại trừ rõ ràng việc miễn thuế đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ", ông Phòng nói.
Trên cơ sở tập hợp ý kiến của doanh nghiệp, về thuế, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Phó chủ tịch VCCI cho hay cộng đồng doanh nghiệp mong muốn ngành thuế cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đối với các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.
Ngành thuế cũng cần nâng cao chất lượng thông tin về chính sách, pháp luật thuế cho doanh nghiệp và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan thuế cần chủ động phối hợp với các cơ quan khác trong việc giải quyết các vướng mắc về thuế của doanh nghiệp và tăng cường công khai minh bạch.
Với ngành hải quan, ông Hoàng Quang Phòng cho biết doanh nghiệp kiến nghị cơ quan hải quan cần tiếp tục cải tiến để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp hiện nay và trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã giải đáp các ý kiến của doanh nghiệp. Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho rằng các chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế; trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại rất sôi động, đa dạng. Do đó trong quá trình áp dụng các quy định của chính sách và thủ tục hành chính vào thực tiễn không tránh khỏi có các khó khăn, vướng mắc.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cam kết Bộ Tài chính sẽ ghi nhận tất cả ý kiến của doanh nghiệp, nghiên cứu thỏa đáng, nếu vướng mắc do cơ chế chính sách, Bộ Tài chính sẽ trình, hoặc tiếp thu, sửa đổi.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.