'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, ngay từ khi các văn bản pháp luật thuế lần đầu tiên được ban hành vào những năm 1990, các quy định về thuế của Việt Nam đã được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế. Cùng một hoạt động kinh doanh, cùng một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đều được áp dụng thống nhất một mức thuế suất và cơ sở tính thuế, (kể cả thời gian áp dụng thuế doanh thu, thuế lợi tức và sau này chuyển thành thuế GTGT và thuế TNDN).
Trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) còn có sự thiên lệch về khu vực kinh tế quốc doanh, kéo theo các quy định về thuế XNK áp dụng cho khu vực KTTN chưa được thuận lợi so với khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, kể từ khi Luật Thương mại (1997) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1998) được ban hành, quyền kinh doanh XNK được áp dụng đối với các thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật và được ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Khu vực KTTN được quyền hoạt động XNK trực tiếp thay vì trước đây chỉ được ủy thác, và cũng từ đây được đối xử bình đẳng với các khu vực khác trong việc áp dụng các quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan, nghĩa vụ kê khai, nộp các loại thuế tại khâu XNK.
Thứ hai, Khi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành, các chính sách ưu đãi thuế được mở rộng áp dụng đối với khu vực KTTN và được quy định ngay trong luật. Theo đó, Nhà nước bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp mới hoặc thực hiện các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích đầu tư; các dự án SXKD thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế khá cao.
Cụ thể là: Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị (loại trong nước chưa sản xuất được) nhập khẩu làm tài sản cố định; tùy thuộc vào địa bàn đầu tư hoặc lĩnh vực đầu tư mà dự án đáp ứng điều kiện, sẽ được miễn, giảm có thời hạn thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi (thấp hơn thuế suất phổ thông), đồng thời được miễn, giảm thuế TNDN trong một số năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Kể từ khi Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN năm 2003 và Luật Đầu tư 2005, các quy định về thuế và ưu đãi thuế được áp dụng thống nhất giữa khu vực FDI và khu vực có vốn đầu tư trong nước, khu vực KTTN được tiếp tục áp dụng các ưu đãi thuế rất cao.
Đáng chú ý là mức thuế suất ưu đãi về thuế TNDN là 10%, 15% hoặc 20%, được miễn thuế TNDN tối đa đến 4 năm, giảm 50% thuế TNDN tối đa trong 9 năm tiếp theo tùy thuộc vào địa bàn hoặc ngành nghề, lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư đáp ứng được. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư mua cổ phần của DNNN cổ phần hóa thì cũng được áp dụng ưu đãi thuế như doanh nghiệp thành lập mới có cùng lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư.
Thứ ba, chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí được thiết kế, xây dựng và áp dụng trong thực tiễn ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người dân và doanh nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển SXKD, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của NSNN.
Theo quy định hiện hành, khu vực kinh tế nhà nước sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật, phần lợi nhuận sau thuế được tiếp tục động viên vào NSNN sau khi được dành một phần trích lập quỹ khuyến khích phát triển SXKD, lập quỹ khen thưởng và phúc lợi để chi cho người lao động.
Ngược lại, đối với khu vực KTTN thì không phải bắt buộc thực hiện trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; trường hợp thực tế nếu phát sinh khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động thì doanh nghiệp được tính vào chi phí trước khi tính thuế, phần cổ tức nếu chưa chia cho cá nhân hoặc chia cho nhà đầu tư là doanh nghiệp thì không bị áp thuế. Đây chính là các điểm lợi thế hơn của khu vực KTTN so với khu vực DNNN.
Chế độ lương, thưởng đối với các cán bộ lãnh đạo và quản lý của khu vực KTTN cũng được thực hiện theo thị trường, không bị giới hạn, bởi vậy họ có được những chuyên gia giỏi trong quản lý điều hành, gắn được trách nhiệm của người quản lý với hoạt động của doanh nghiệp nên hiệu quả kinh doanh luôn được nâng cao.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện, hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm, hàng hoá được sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.
Điều cần bàn đối với khu vực KTTN không chỉ dừng lại ở chính sách ưu đãi dành riêng cho họ mà mấu chốt là ở chỗ cần thiết lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch. Nhà nước xây dựng pháp luật, thể chế và điều hành vĩ mô để các loại thị trường được vận hành một các đồng bộ, có liên kết, trên cơ sở đó khu vực KTTN được tham gia bình đẳng, đó là:
+ Khu vực KTTN được quyền thuê đất, được lựa chọn áp dụng chính sách giao/nhận quyền sử dụng đất có thu tiền để thực hiện các dự án đầu tư SXKD cũng như các dự án bất động sản. Chính sách đền bù, hỗ trợ được áp dụng như các khu vực kinh tế khác, trường hợp nhà đầu tư tư nhân có bỏ chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng để có đất sạch triển khai dự án thì số tiền đã bỏ ra được cấn trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp NSNN.
+ Khu vực KTTN được quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước, được khai thác các tài liệu địa chất liên quan đến thăm dò tài nguyên thiên nhiên, được quyền tham gia đấu giá, đấu thầu các dự án khai thác mỏ, các dự án khai thác dầu khí, thủy điện, phát triển du lịch, khai thác các quyền kinh doanh… Cho đến nay có thể nói khu vực KTTN đã tham gia hầu hết các lĩnh vực SXKD quan trọng của nền kinh tế. Thực tế đã có không ít nhà đầu tư tư nhân nhờ có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế, nắm bắt được thời cơ, tận dụng được hết các chính sách của Nhà nước cùng với việc mạnh dạn đổi mới công nghệ, áp dụng các biện pháp quản trị minh bạch phát triển mạnh … nên đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và trở thành những tập đoàn kinh tế có tầm cỡ.
+ Từ năm 2013 trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước, Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm mức động viên thuế TNDN đối với khu vực KTTN trên cả 2 phương diện: giảm thuế suất và mở rộng diện chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Theo đó, mức thuế suất chung từ 25% được giảm xuống còn 22% vào năm 2014 và từ 2016 chỉ còn 20%, riêng doanh nghiệp có quy mô doanh thu năm từ 20 tỷ đồng trở xuống được sớm áp dụng mức thuế 20% ngay từ năm 2014. Các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, chi phí quảng cáo, khuyến mại, giao dịch được thực hiện theo cơ chế thị trường, không bị giới hạn như trước; các khoản chi phí cho nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ mới, chi phí đào tạo nguồn nhân lực được khuyến khích và khấu trừ toàn bộ; doanh nghiệp được áp dụng chế độ khấu hao nhanh tối đa bằng 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng nếu SXKD có lãi.
+ Chính sách ưu đãi thuế TNDN từ năm 2014 trở nên minh bạch hơn, thực tế hơn khi các ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, địa bàn ưu đãi được thống nhất quy định trong Luật thuế TNDN. Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng khi đáp ứng đủ điều kiện lĩnh vực hoặc địa bàn là được áp dụng thuế suất ưu đãi có thời hạn, được miễn, giảm thuế một số năm. Đáng chú ý là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản là những lĩnh vực mà khu vực KTTN có nhiều khả năng tham gia, kể từ năm 2015 trở đi được áp dụng chính sách ưu đãi cao hơn. Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động này thực hiện tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế, nếu dự án được thực hiện tại địa bàn khó khăn thì chỉ nộp thuế theo mức thuế suất đặc biệt ưu đãi là 10% và chỉ nộp 15% (thấp hơn mức thuế suất chung 20%) nếu dự án thực hiện tại địa bàn thuận lợi.
Thứ năm, Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp được giảm bớt được nhiều thủ tục, giảm thời gian khai thuế từ gần 1.000 giờ đến cuối năm 2016 giảm xuống chỉ còn 110 giờ, trong đó khu vực KTTN được hưởng lợi nhiều nhất.
Thông tư của Bộ Tài chính số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 được ghi nhận là sự kiện đặc biệt bởi sự đơn giản hóa và cắt giảm nhiều thủ tục tại 7 thông tư, bãi bỏ nhiều mẫu biểu kê khai, doanh nghiệp không phải gửi đến cơ quan thuế bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra đi kèm tờ khai thuế GTGT; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai hàng quý về tạm tính thuế TNDN; đại bộ phận doanh nghiệp thuộc khối KTTN được cắt giảm 2/3 số lần khai thuế trong năm (từ 12 lần xuống còn 4 lần).
Quy định rõ ràng về chi phí cho mục đích kế toán (Thông tư 200/2014), phân định rõ chi phí được trừ cho mục đích tính thuế (Thông tư 96/2015) đã giúp cho doanh nghiệp được chủ động trong kinh doanh và nâng cao vai trò quản trị để vừa bảo đảm hiệu quả kinh doanh, vừa tuân thủ tốt pháp luật thuế.
Việc bãi bỏ quy định về đăng ký tài khoản của người bán trong việc doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào (tại Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016); bỏ quy định đăng ký mẫu 06/GTGT đối với các doanh nghiệp mới thành lập sau 01 năm có nhu cầu tiếp tục nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017) được cộng đồng DN, đặc biệt là khu vực KTTN, các doanh nghiệp khởi nghiệp phấn khởi, đánh giá cao.
Thứ sáu, triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định các chính sách cụ thể cần hỗ trợ, đồng thời phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực thi các chính sách, giải pháp. Chắc chắn 100% số doanh nghiệp thuộc loại này thuộc khu vực KTTN.
Trong khung khổ của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp loại này được ưu đãi, tạo thuận lợi tối đa trong việc giảm nhẹ các thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế thuế và thực hiện chế độ kế toán cùng với việc được trợ giúp miễn phí trong việc đào tạo, tư vấn, hỗ trợ về lệ phí môn bài trong giai đoạn khởi sự đến 3 năm.
Để có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho khu vực này, hiện tại Bộ Tài chính đang khẩn trương tiếp tục tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, triển khai chương trình nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, trên cơ sở đó có những đề xuất với Chính phủ và Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật với những nội dung cụ thể và thiết thực.
Hiện tại, theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Bộ Tài chính đang triển khai công tác chủ trì nghiên cứu, soạn thảo, tham vấn ý kiến rộng rãi của các cơ quan, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời, làm việc với các cơ quan của Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội để các Dự án sửa đổi, bổ sung các luật thuế được trình Quốc hội thông qua vào các kỳ họp tới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khu vực KTTN.
Chuyên viên cao cấp
Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.