'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chữa bệnh thừa tiền khó hơn chữa thiếu tiền
Chia sẻ trên được Phó Thống đốc Đào Minh Tú đưa ra tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thuỷ sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra vào chiều ngày 15/9 tại Cần Thơ.
Phó Thống đốc bày tỏ sự quan ngại khi đến nay tăng trưởng tín dụng cả nước mới được 5,56% trong khi năm ngoái đã đạt hơn 9,5%, tức là chỉ hơn một nửa so với cùng kì. Câu chuyện khó khăn tín dụng hết năm nay hay phải 2024 nữa, theo ông Tú, tất cả vẫn đang phía trước.
Ông Tú cho biết, ngân hàng vẫn là lĩnh vực chủ yếu cung ứng vốn cho nền kinh tế. Dư nợ tín dụng hiện tại là khoảng 12,6 triệu tỷ đồng, mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu tỷ đồng.
Nhưng thời gian qua, áp lực vốn lớn vì nhiều lý do, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán đang có những vấn đề. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không được nhiều, chưa kể doanh nghiệp phát hành đối mặt với những áp lực đến hạn trả lãi, gốc.
Về phía ngân hàng, ông khẳng định "vốn ngân hàng hiện không thiếu" và nhắc lại ý "ngân hàng đang phải chữa bệnh thừa tiền" mới nêu trong một hội nghị diễn ra cách đây chưa lâu.
“Phải nói thẳng là về vốn ngân hàng đang thừa tiền. Nhưng chữa bệnh thiếu tiền cũng khó, chữa bệnh thừa tiền khó hơn. Hay nói cách khác, DN tồn kho hàng hoá, ngân hàng tồn kho tiền. Đây là thực trạng ảnh hưởng đến vấn đề nền kinh tế và DN. Làm sao để đẩy mạnh tín dụng này ra, tăng cường tín dụng hơn nữa đó là điều NHNN quan tâm “, ông Tú nói.
Trong bối cảnh này, đẩy mạnh bơm tín dụng ra nền kinh tế là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Tuy vậy, để có thể thúc đẩy tín dụng, cần có sự tháo gỡ từ hai phía.
Từ phía doanh nghiệp, đầu tiên là phải gỡ khó của doanh nghiệp về thị trường, về tạm trữ… để doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, từ đó có nhu cầu vay vốn. Bởi ngân hàng không thể cho vay nếu doanh nghiệp cứ “xua tay” không cần vốn. Ngoài ra, cần tháo gỡ khó về mặt pháp lý cho doanh nghiệp bất động sản. Hiện nay, với nhiều dự án bất động sản, ngân hàng sẵn vốn nhưng không thể giải ngân vì thiếu pháp lý.
Ngoài ra, với nhiều vấn đề, gỡ khó cho doanh nghiệp cần bàn tay của Chính phủ chứ riêng ngành ngân hàng không giải quyết được, ví dụ như câu chuyện xúc tiến thị trường, thúc đẩy hợp tác chiến lược với các nước…
Đương nhiên, phía ngân hàng cũng phải tích cực phát huy vai trò chủ động, giảm thêm lãi vay và đơn giản hóa thủ tục để hỗ trợ khách hàng. Theo Phó thống đốc, trước đây vẫn có tình trạng một số ngân hàng thương mại chậm giảm lãi vay song hiện nay, không còn ngân hàng nào không giảm lãi suất nếu không muốn mất khách hàng. Việc NHNN cho phép khách hàng vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác đã tạo sức ép khiến các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Dù nỗ lực đẩy mạnh dòng chảy tín dụng song Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng lần nữa nhấn mạnh, “không thể ném tiền qua cửa sổ, dẫn tới mất vốn, mất an toàn của các tổ chức tín dụng. Bởi nguồn cho vay của các ngân hàng là tiền huy động của dân, phải trả lại cho người dân. Vì vậy, ngân hàng có thể giãn, hoãn nợ để hỗ trợ doanh nghiệp song không phải là cấp phát, cho vay vẫn phải thu hồi được nợ.
Một lần nữa, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết điều hành chính sách tiền tệ chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương các nước vẫn tăng lãi suất.
Lãi suất vẫn hơi cao
Một số doanh nghiệp lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, hiện không khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Thậm chí, các ngân hàng còn xếp hàng mời vay, song lãi suất vẫn là chuyện khó khăn.
Ông Phạm Thái Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty Trung An, chia sẻ, những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không hề bị thiếu vốn. Doanh nghiệp của ông gần 20 năm nay chưa lúc nào không tiếp cận được vốn. Thậm chí có lúc ngân hàng còn phải xếp hàng chào mời. "Nói như vậy không phải không có doanh nghiệp bị thiếu vốn, nhưng cần phải xem lại vì sao DN đó lại không tiếp cận được vốn", ông Bình lưu ý.
Theo ông Bình, kể từ tháng 10/2022, DN hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo đang phải chịu lãi suất cao hơn so với trước đây. Trước đây DN chỉ phải vay lãi suất 6,5% nhưng từ tháng 10/2022 đến nay lãi suất lên 7-8%/năm. Trong khi đó, quy định của NHNN là lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu gạo thì lãi suất tối đa dưới 5%.
Đại diện Công ty TNHH Lộc Vân, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết hiện vay vốn từ ngân hàng với lãi suất dao động từ 7,3%-9%/năm với kỳ hạn 6 tháng, mặc dù lãi suất đã giảm so với đầu năm 2023 tuy nhiên so với năm 2021 thì mức này vẫn cao.
Đại diện Công ty Lộc Vân đề nghị NHNN cần có giải pháp chỉ đạo các NHTM hạ thêm lãi suất cho vay để các DN mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bênh cạnh, cần linh hoạt cơ chế cho vay theo thời vụ phù hợp (chủ yếu liên quan đến tài sản thế chấp ngoài bất động sản như hợp đồng kinh tế).
Nói về nhu cầu, ông Ngô Minh Hiền - TGĐ Cty thuỷ sản Cà Mau - cho hay, hiện gói vay hỗ trợ của các NHTM dành cho DN ở đây là 15 ngàn tỷ thì mới chỉ có 5.000 tỷ được cho vay ra tức là mức hỗ trợ mới đạt 30% trong điều kiện DN vẫn đang gặp khó khăn về vốn vay. Ngoài nguyện vọng ngành ngân hàng làm sao tăng cơ hội cho DN tiếp cận vốn, ông Hiền cũng khẳng định: “Tiền là một vấn đề còn lãnh đạo các tỉnh cũng cần xem xét cơ chế tìm kiểm đối tác, thị trường cho DN”.
Theo ông Nguyễn Tấn Viễn – đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long và Công ty Thức ăn chăn nuôi Putin – để thúc đẩy vốn tín dụng ngân hàng, nhà nước cần có chính sách tổng thể để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong đó thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, các giải pháp về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện cho DN mở rộng sản xuất kinh doanh, khi đó DN mới mạnh dạn vay vốn ngân hàng.
Giám đốc tài chính Lộc Trời bày tỏ doanh nghiệp không chỉ cần vốn vay, lãi suất thấp mà còn đang cần cả lãnh đạo các tỉnh rốt ráo mở rộng hỗ trợ họ tìm kiếm thị trường khai thác mới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.