Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vài tháng qua, chứng khoán là một trong những nhóm cổ phiếu ghi nhận mức tăng “khủng” nhất thị trường. Điển hình là SSI tăng tới 25% trong quý II; còn nếu tính từ đầu quý II tới ngày 20/8, mức tăng là 40%. Với HCM, con số lần lượt là 12% và 14%; với VCI lần lượt là 16% và 28%; với VND là 22% và 32%; với BSI là 41% và 41%; với VIX là 61% và 146%. Như thường lệ, xu hướng diễn biến giá cổ phiếu chứng khoán theo sát xu hướng diễn biến lợi nhuận của công ty chứng khoán.
Trên thực tế, lợi nhuận của các công ty chứng khoán đi lên mạnh mẽ trong quý II/2023. Cụ thể, thống kê đối với các công ty chứng khoán niêm yết (gồm MBS, HCM, VDS, BVS, SSI, FTS, SHS, VCI, VIX, APG, IVS, WSS, VIG, APS, HBS, EVS, ORS, TVB, PSI, TVS, VND, AGR, BSI, CTS, VFS) cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế đạt trên 3.000 tỷ đồng, đánh dấu quý tăng thứ 2 liên tiếp (so với 2 quý liền trước) và đã về mức tương đương với mặt bằng lợi nhuận giai đoạn quý I- III/2021.
Như vậy, có thể xác định rằng lợi nhuận của các công ty chứng khoán đã tạo “điểm uốn” trong quý IV/2022 khi ghi nhận mức lãi sau thuế thấp nhất 10 quý (đạt 480 tỷ đồng), sau đó tăng lên gần 1.500 tỷ đồng vào quý I/2023 và tiếp tục tăng lên trên 3.000 tỷ đồng vào quý II/2023.
Một điểm gây bất ngờ là biên lợi nhuận gộp của các công ty chứng khoán trong danh sách thống kê ghi nhận mức cao kỷ lục 10 quý, đạt 65%, tức là còn cao hơn cả thời kỳ hoàng kim giai đoạn quý I/2021 – quý I/2022 vốn dao động trong khoảng 56% - 63%. Điều này phần nào cho thấy sự bứt phá ngoạn mục của các công ty chứng khoán và nếu duy trì được mặt bằng biên lợi nhuận này trong quý III/2023, trong bối cảnh thanh khoản thị trường tăng vọt như hiện nay, lợi nhuận sau thuế của các công ty chứng khoán trong quý này có thể vượt cả thời kỳ quý I-III/2021, tiến về mức đỉnh từng thiết lập trong quý IV/2021.
Hiện dư nợ cho vay ký quỹ (margin) tại các công ty chứng khoán đang dâng lên rõ rệt. Theo tính toán từ FiinTrade, dư nợ margin toàn thị trường tính đến cuối quý II/2023 ở mức 143.500 tỷ đồng, tăng 24.400 tỷ đồng chỉ trong một quý. Mức tăng này cao thứ ba kể từ năm quý I/2020, chỉ đứng sau quý II/2021 và quý IV/2021. Bên cạnh đó, dư nợ margin toàn thị trường cũng đã trở về tiệm cận thời điểm cuối quý III/2021. Những tín hiệu này càng cho thấy các công ty chứng khoán đã bước vào giai đoạn nước rút trong hành trình tiến về đỉnh.
Khi lợi nhuận tiến về mức đỉnh, giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi lợi nhuận tạo đỉnh và đảo chiều. Điều này tạo ra cơ hội nhưng lịch sử cũng cho thấy, càng gần đỉnh thì rủi ro càng lớn, bởi giá cổ phiếu có tính chu kỳ, đặc biệt là cổ phiếu chứng khoán. Kết quả kinh doanh quý III/2023 sẽ là biến số quan trọng nhằm tiếp tục xác định “cổ phiếu chứng khoán đang ở đâu” để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, chỉ có duy nhất một công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ, đó là Công ty Chứng khoán SSI (HoSE: SSI). Dĩ nhiên, đây đang là công ty chứng khoán dẫn đầu cuộc đua lợi nhuận 2023.
Cùng kỳ năm ngoái, có tới 3 công ty ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ. Đứng đầu thời kỳ đó là Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), kế đó là Công ty Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND), sau đó mới đến SSI.
Tuy nhiên sang đến năm nay, TCBS đã tụt xuống vị trí thứ hai khi chỉ đạt 776 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp - “mỏ vàng” của TCBS - gặp khủng hoảng. VNDIRECT thì rớt xuống vị trí thứ tư với 565 tỷ đồng lãi sau thuế.
Gây bất ngờ nhất là Công ty Chứng khoán VIX khi vọt lên vị trí thứ ba với 576 tỷ đồng lợi nhuận, dù cùng kỳ năm ngoái chỉ xếp ở vị trí thứ tám. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do công ty này đánh giá lại tài sản tài chính, trong đó, lãi từ đánh giá lại cổ phiếu chưa niêm yết còn lớn hơn cả lãi từ đánh giá lại cổ phiếu niêm yết.
Các công ty chứng khoán còn lại chia làm 3 nhóm: Nhóm ghi nhận lợi nhuận sau thuế 200 - 300 tỷ đồng; nhóm 100 - 200 tỷ đồng; nhóm dưới 100 tỷ đồng.
Ở nhóm 200 - 300 tỷ đồng, Công ty Chứng khoán VPS mặc dù dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên cả sàn HoSE và HNX nhưng chỉ lãi vỏn vẹn 200 tỷ đồng, tức là xếp cuối nhóm. Phía trên VPS lần lượt là Công ty Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: FTS), Công ty Chứng khoán BIDV (BSC, HoSE: BSI), Công ty Chứng khoán MB (HNX: MBS), Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) và Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC, HoSE: HCM).
Ở nhóm 100 - 200 tỷ đồng ghi nhận 2 trường hợp đảo chiều ngoạn mục từ lỗ thành lãi, đó là trường hợp của Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) từ lỗ 68 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái thành lãi 182 tỷ đồng nửa đầu năm nay; và Công ty Chứng khoán Rồng Việt (HoSE: VDS) từ lỗ 142 tỷ đồng thành lãi 160 tỷ đồng. Ngoài ra, trường hợp Công ty Chứng khoán APG (HoSE: APG) cũng gây chú ý khi nâng lãi từ 1 tỷ đồng lên thành 108 tỷ đồng.
Với nhóm dưới 100 tỷ đồng, Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC, HNX: APS) là tâm điểm khi chuyển từ lỗ 304 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái thành 46 tỷ đồng nửa đầu năm nay. Một trường hợp khác ngược lại, chuyển từ lãi 142 tỷ đồng thành lỗ 25 tỷ đồng, đó là Công ty Chứng khoán Everest (HNX: EVS).
Nhìn chung, tương tự như các kỳ trước, lợi nhuận của các công ty chứng khoán vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tự doanh. Việc thị trường chứng khoán khởi sắc giúp hoạt động tự doanh “khấm khá”, tạo sức bật lợi nhuận cho nhiều công ty chứng khoán.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.