Quan chức Mỹ: Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga ‘hiện đã chết’

Chu La - 09/03/2022 16:59 (GMT+7)

(VNF) - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland cho rằng dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) gần như “đã chết” và khó có thể “hồi sinh”.

VNF
Tổng thổng Mỹ Joe Biden tung loạt đòn trừng phạt lên dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Tại phiên họp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 8/3, trả lời câu hỏi của một thượng nghị sĩ rằng liệu Washington có nên kéo dài lệnh trừng phạt đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 hay không, Thứ trưởng Victoria Nuland khẳng định:

“Tôi nghĩ Dòng chảy phương Bắc 2 hiện đã chết. Nó giờ là một đống kim loại dưới đáy biển, tôi nghĩ dự án này sẽ không thể hồi sinh”.

Bình luận của bà Victoria Nuland được đưa ra sau khi Mỹ và Đức đưa ra loạt quyết định đe dọa tới số phận của dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ireland Micheal Martin ngày 22/2, Thủ tướng Đức Scholz cho biết dự án Dòng chảy phương Bắc 2 không thể tiến triển trong tình hình khủng hoảng hiện nay do đó ông đã chỉ thị cho Cơ quan Mạng lưới liên bang dừng quá trình phê duyệt dự án này cho đến khi có thông báo mới.

Theo Thủ tướng Scholz, hiện tại không thể khẳng định liệu đường ống dẫn khí đốt này có còn cơ hội tiếp tục hay không và nước này cần phải đánh giá lại mọi việc.

Sau đó 1 ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định áp đặt trừng phạt đối với công ty Nord Stream 2 AG, nhà điều hành độc lập của dự án, và Giám đốc điều hành của dự án này, ông Matthias Warnig

Cụ thể, Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã công bố quyết định cho phép từng bước huỷ bỏ các giao dịch liên quan tới Nord Stream 2 AG hoặc bất cứ thực thể nào thuộc sở hữu từ 50% trở lên của Nord Stream 2 AG dù là trực tiếp hay gián tiếp, bắt đầu từ ngày 2/3 (theo giờ Mỹ).

Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp.

Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, Gazprom đã thanh toán một nửa chi phí xây dựng đường ống, phần còn lại sẽ do các tập đoàn châu Âu thanh toán.

Dù đã hoàn thành vào tháng 9/2021, dự án này vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì còn chờ hoàn tất thủ tục cấp phép của cơ quan quản lý Đức và các nước Liên minh châu Âu.

Nhiều năm qua, Đức luôn tìm cách bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Tuy nhiên, cách tiếp cận này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây.

Xem thêm >> Giá Bitcoin đảo chiều tăng mạnh, vượt ngưỡng 41.000 USD

Theo TASS
Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.