Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
- Xin ông cho biết định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới?
Ông Võ Văn Hưng: Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được xây dựng. Phấn đấu đến năm 2030 Quảng Trị là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ; một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp (kinh tế công nghiệp - dịch vụ, kinh tế biển, kinh tế năng lượng sạch và năng lượng tái tạo) của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; có trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.
Định hướng Quảng Trị phát triển hài hòa giữa các mục tiêu: kinh tế xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng - hợp tác và hội nhập; phấn đấu đến năm 2050, Quảng Trị trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch và năng lượng tái tạo của khu vực; sản phẩm năng lượng sạch của tỉnh sẽ được thương mại hóa cung ứng cho toàn quốc, cũng như cho các quốc gia khác thuộc tiểu vùng sông Mêkông.
Để thực hiện điều đó, tỉnh tập trung khai thác hiệu quả dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Mukdahan nói riêng và 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan nói chung, tạo thế mạnh, bổ trợ và sức lan tỏa để Quảng Trị và các tỉnh trong vùng cùng phát triển. Tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng, đặc biệt là với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo hướng Bắc - Nam và khai thác hợp lý dải không gian ven biển; chủ động xây dựng biện pháp ứng phó có hiệu quả với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu; ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào tất cả các ngành, lĩnh vực để nhanh chóng số hóa nền kinh tế cũng như rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh, hướng tới mục tiêu cao nhất và cuối cùng là cải thiện và nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.
Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khoảng 8,7%/năm; đến năm 2030 GRDP bình quân đạt khoảng 160 triệu đồng/người (tương đương khoảng 6.900 USD theo giá hiện hành). Huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2030: đạt khoảng 380.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 16 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành). Tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 39%. Tỉ lệ số huyện đạt chuẩn nông thôn mới là 60% và số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 85%...
- Quảng Trị đang có những thuận lợi và những bước chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tỉnh đã và đang làm gì để thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược để phát triển dự án lớn, dự án có tính chất đột phá?
Với quyết tâm “biến khó khăn thành cơ hội để đột phá vươn lên”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh đã chung sức, đồng lòng để tạo được sự thay đổi căn bản và thực chất trong lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế; định vị được vị trí của tỉnh trong mối quan hệ liên vùng, quốc gia và khu vực, nhìn nhận rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để từ đó định hướng tầm nhìn chiến lược và lựa chọn các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển mang tính đột phá.
Trong đó, xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng miền Trung là mục tiêu quan trọng hàng đầu của tỉnh hiện nay. Quảng Trị hội tụ nhiều điều kiện tốt để trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Bằng việc kết nối hai vùng phát triển điện năng gồm điện gió ở phía Tây và nhiệt điện, điện khí, điện mặt trời ở phía Đông, Quảng Trị kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá năng động, táo bạo, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương trong giai đoạn tiếp theo. Cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tập trung mọi nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu này thông qua việc đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh cũng đã ban hành các chính sách của địa phương để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; trong đó chú trọng cải cách mạnh mẽ các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế, đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực tốt cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Trị.
- Quảng Trị đang có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Tiềm năng đó đang được tỉnh khai thác như thế nào?
Xác định năng lượng tái tạo là lĩnh vực then chốt, đột phá, UBND tỉnh đã tích cực đăng ký làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương để đề xuất đưa vào quy hoạch nhiều dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn. Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 31 dự án điện gió với tổng công suất 1.177,2MW, 03 dự án điện mặt trời với tổng công suất 149,5MWp; 01 dự án nhà máy nhiệt điện than với công suất 1.320MW, 02 dự án điện khí với tổng công suất 1.840MW và 18 dự án thủy điện (bao gồm cả dự án Thuỷ lợi - Thủy điện Quảng Trị, công suất 64MW) với tổng công suất 260,5MW được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Ngoài ra, tỉnh còn 394MW điện gió và 93MW thủy điện nhỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành trong giai đoạn 2023-2025.
Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh; cùng với sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương; sự nỗ lực của các nhà đầu tư, tỉnh Quảng Trị đã có 19 dự án điện gió với tổng công suất 671,1MW hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, là tỉnh có số dự án và tỉ lệ công suất vận hành thương mại cao nhất cả nước (chiếm 16,9% toàn quốc). Đối với điện mặt trời, cả 03 dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đều đã hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án thủy điện nhỏ và hệ thống điện mặt trời mái nhà, kết quả đã có 09 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 103,5MW và gần 100MW hệ thống điện mặt trời mái nhà đã vận hành thương mại. Như vậy, tổng công suất phát điện thương mại các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.000MW. Đây là thành quả không nhỏ trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
- Tỉnh Quảng Trị đã làm gì để thuyết phục các nhà đầu tư tìm đến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thưa ông?
Trước tiên, tỉnh tập trung lập quy hoạch phát triển điện gió trên toàn tỉnh, đưa các dự án năng lượng vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Tiếp đến là xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư từ khi đề xuất dự án, trình bổ sung quy hoạch cho đến khi triển khai xây dựng công trình.
Hiện nay, tỉnh cũng đang tích cực làm việc với các bộ, ngành trung ương để đưa các dự án năng lượng quan trọng của tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) làm cơ sở kêu gọi, triển khai đầu tư. Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, tỉnh Quảng Trị có dự án TBA 500KV Hướng Hóa và đường dây 500kV Quảng Trị - Hướng Hóa với quy mô công suất đến năm 2030 là 2.700MVA. Đây là điều kiện thuận lợi để khu vực phía Tây Quảng Trị phát triển thêm khoảng 1.800 - 2.700MW các dự án điện gió và khoảng 1.200 - 1.700MW các dự án thủy điện tích năng, hoàn thành đưa vào vận hành đồng bộ với tiến độ đầu tư Dự án đường dây và trạm biến áp 500KV Hướng Hóa. Ngoài ra, trong giai đoạn này, tỉnh dự kiến sẽ phát triển khoảng 80MW các dự án điện sinh khối.
Đối với các dự án điện khí và nhiệt điện, hiện nay tỉnh đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII các dự án: Dự án Nhà máy điện khí 340MW do Gazprom làm chủ đầu tư và Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 - 1.500MW do Tổ hợp nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, Tổng Công ty Năng lượng Hanwha, Tổng Công ty khí Hàn Quốc, Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự kiến các dự án này sẽ hoàn thành trong giai đoạn đến với tổng công suất 3.160MW. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 8.200MW các dự án nguồn điện vận hành thương mại.
Bên cạnh đó, xác định công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư các dự án điện gió, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo, tổ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, tổ hỗ trợ thi công, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phân loại từng nhóm vấn đề còn khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tuyên truyền, vận động, giải thích phù hợp cho nhân dân đồng thuận, chấp hành đúng các chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của Nhà nước. Đồng thời, chỉ đạo chủ đầu tư các dự án năng lượng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thống nhất thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án theo quy định; thường xuyên thông tin, trao đổi về kế hoạch giải phóng mặt bằng, kế hoạch tổ chức chức thi công, kế hoạch vận chuyển thiết bị,... để chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Quảng Trị có những đề xuất gì tới các bộ, ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp đề xuất phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh?
Để tạo điều kiện triển khai các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn, tỉnh Quảng Trị đang đề nghị các bộ, ngành trung ương quan tâm, giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, kính đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt khung giá mua điện đối với các dự án điện gió chuyển tiếp (các dự án đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 01/01/2021 và các nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 01/11/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá mua điện quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích, phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 26/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện gió tại Việt Nam) để các dự án này có cơ sở triển khai, hoàn thành đưa vào vận hành thương mại.
Thứ hai, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII); quy hoạch không gian biển; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án năng lượng làm cơ sở để các địa phương kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư và triển khai đầu tư theo đúng quy định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.