Quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn

Mai Anh - 01/11/2024 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong tháng 11, Thông tư 46, 47, 48 về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ chính thức có hiệu lực.

Ngày 30/9/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 46, 47 và 48, quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng đồng và ngoại tệ, quy định về rút tiền gửi trước hạn. Ba thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực trên toàn hệ thống từ ngày 20/11/2024.

Cụ thể, Thông tư 46/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, Điều 3 về lãi suất nêu rõ: “Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân.

Còn lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ quy định tại thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật”.

Trong khi đó, Thông tư 47/2024/TT-NHNN lại sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN liên quan đến hình thức tiền gửi rút trước hạn.

Theo đó, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN, hình thức áp dụng quy định lãi suất rút trước hạn của của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gồm “Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành” sẽ được sửa đổi thành “Chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành”.

Còn Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 48 quy định, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.

Cuối năm, lãi suất tiết kiệm đón một đợt tăng mạnh?

Cuối năm, lãi suất tiết kiệm đón một đợt tăng mạnh?

Ngân hàng
(VNF) - Đà tăng của lãi suất huy động tại các ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại. Lãi suất tiết kiệm vào cuối năm được dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng khi cầu vốn cải thiện nhưng khó tăng mạnh.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.