Quy hoạch Thừa Thiên Huế đến năm 2045 thành trung tâm y tế chuyên sâu của châu Á

Châu Anh - 20/10/2022 15:51 (GMT+7)

(VNF) - Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

VNF
Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế (Ảnh: Minh hoạ)

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố.

Quy mô lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2 (diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).

Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Về yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch, cần phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch chung thành phố Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.

Cùng với đó, nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù; rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế... Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.

Song song, đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...

Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền núi phía Tây như Nam Đông, A Lưới.

Đồng thời, nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.

Ngoài ra, đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng cụ thể và linh hoạt để từng bước làm sâu sắc hơn hình ảnh quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với không gian đặc trưng của đô thị Thừa Thiên Huế.

Về định hướng phát triển không gian, cần xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.

Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mái; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.

Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)...

Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên...).

Ngoài ra, xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như không gian ven biển; không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian chống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cổ phiếu Nvidia đạt kỷ lục mới nhất, công lớn nhờ Elon Musk

Cổ phiếu Nvidia đạt kỷ lục mới nhất, công lớn nhờ Elon Musk

(VNF) - Cổ phiếu Nvidia ngày 28/5 đã tăng lên mức cao kỷ lục mới sau khi thông tin công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI của tỷ phú Elon Musk đang mua chip Nvidia cho một siêu máy tính mới được lan truyền rộng rãi.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

(VNF) - Agribank vừa phát đi thông báo rao bán khoản nợ lần 2 của một công ty xăng dầu có trụ sở ở Hà Nội. Trước đó, một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu.

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

(VNF) - Lãnh đạo Hà Nội cho biết việc xác định chỉ tiêu dân số nhằm khống chế quy mô dân số và cơ cấu căn hộ của dự án trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình của dự án… chứ không phải Hà Nội quy định để cấm người dân ở quá trong căn hộ.

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

(VNF) - Phát biểu về vấn đề phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng các cấp có thẩm quyền nên có "lằn ranh đỏ"

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

(VNF) - Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị bắt về tội Nhận hối lộ.

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

(VNF) - Sau thông tin hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN đã quyết định thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

(VNF) - Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, đã ký thỏa thuận một năm với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft để mua ít nhất 3 triệu thùng dầu mỗi tháng bằng đồng rúp, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.