NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB
(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.
Hiện toàn hệ thống ngân hàng có 5 nhà băng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Đầu năm 2023, NHNN cho biết đã được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội, cơ quan này cho biết Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng là CBBank, OceanBank, GPBank.
NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng này. Chính phủ đã định giá xong 3 ngân hàng được mua bắt buộc và dự kiến trình phê duyệt phương án trong tháng 5 để hoàn tất việc này trong năm nay.
Trong khi đó, DongABank và SCB vẫn do NHNN kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, NHNN tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB.
Mục tiêu nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém cũng được đề ra từ lâu nhưng phương án xử lý các đơn vị này rất chậm, kéo dài từ 2015 đến nay chưa dứt điểm.
Tại thời điểm quyết định này được ban hành, có 3 tổ chức tín dụng thuộc nhóm mua bắt buộc là OceanBank, GPBank, CBBank. Ngoài ra, DongABank thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Đến cuối năm 2022, SCB cũng được NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt (gọi chung là ngân hàng yếu kém).
Theo NHNN, khó khăn trong việc cơ cấu nhóm ngân hàng yếu kém là việc tìm kiếm ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc. Việc này kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào sự tự nguyện tham gia và cần thời gian để các ngân hàng thuyết phục cổ đông.
Thêm nữa, cơ chế, nguồn lực để xử lý các ngân hàng yếu kém, xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc còn nhiều bất cập, năng lực một số cán bộ, công chức thanh tra giám sát còn hạn chế.
DongABank được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Tháng 8/2015, NHNN quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này. Thời điểm đó, DongABank có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 90.000 tỷ đồng.
SCB vốn được hợp nhất bởi ba ngân hàng: SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa. Nhà băng này có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân và nằm trong nhóm 5 tổ chức tín dụng có quy mô tài sản lớn nhất thị trường.
Từ giữa tháng 10/2022, NHNN đưa ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Việc này để ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đến thời điểm này, dù chưa công bố chính thức nhưng tại một số ngân hàng đã lên phương án nhận chuyển giao một ngân hàng khác. Dự kiến MB sẽ nhận chuyển giao OceanBank, Vietcombank nhận chuyển giao CB, HDBank nhận chuyển giao DongABank, còn VPBank sẽ nhận chuyển giao GPBank.
Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém
Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém
Xem xét giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém
- VPBank lộ kế hoạch nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém 08/04/2024 06:33
- Thủ tướng mời ngân hàng lớn nhất Bắc Âu cơ cấu nhà băng yếu kém 18/01/2024 09:03
- Xử lý ngân hàng yếu kém: 'Rất khó, chưa có tiền lệ' 06/11/2023 05:12
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.