Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong phiên chất vấn về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng, đại biểu Ma Thị Thúy nêu rõ, đến nay việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu, kém chưa đạt tiến độ đề ra. Theo đó, đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ việc xử lý các tổ chức tín dụng, qua đó đảm bảo an toàn hệ thống.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa chuyển tải tâm tư, băn khoăn của cử tri về các ngân hàng thương mại đang trong diện theo dõi, liệu có xảy ra tình trạng giống như vụ việc xảy ra ở Ngân hàng SCB hay không?
Trả lời vấn đề trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là việc rất khó, chưa có tiền lệ. Trong khi năng lực cán bộ còn hạn chế, do đó cơ chế chính sách hỗ trợ cần sự giúp đỡ từ các cơ quan liên quan. "Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình thực hiện theo tiến độ và trình các cơ quan liên quan", Thống đốc nói.
Liên quan đến vấn đề xử lý ngân hàng yếu kém, trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết chất vấn, giám sát từ đầu nhiệm kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Ngân hàng Nhà nước đang tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB, để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định”.
SCB là ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng có tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt. Ngay sau đó, việc tái cơ cấu SCB đã được Chính phủ nhiều lần thúc đẩy và đặt ra yêu cầu phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, an toàn cho hoạt động của SCB cũng như toàn hệ thống.
Chỉ sau gần một năm được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, chủ trương tái cơ cấu SCB đã được cơ quan quản lý “chốt”, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. So với các trường hợp trước đây, mà cụ thể là 4 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt trong gần 1 thập kỷ qua thì đây là trường hợp có tốc độ xử lý nhanh. Nguyên do có thể là quy mô của SCB thuộc hàng lớn trong hệ thống cũng như tính chất đặc thù của ngân hàng này trong mối liên hệ với hoạt động bất động sản khá lớn của các cổ đông.
Đây là lần thứ 2, SCB được tái cơ cấu. Trước đó vào 2011, vụ hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn để SCB ra đời với quy mô tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng đã là trường hợp đầu tiên hợp nhất tự nguyện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, mở đầu cho một đợt tái cơ cấu với nhiều vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại 0 đồng… hiếm có trong lịch sử.
Báo cáo từ NHNN cũng cho biết, với 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank), việc tái cơ cấu cũng đã có bước tiến quan trọng.
Cụ thể, NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng. Đến nay, Chính phủ đã ban hành nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng mua bắt buộc.
NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 2 ngân hàng này. Trong khi đó, NHNN cũng đang hoàn thiện phương án, trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng mua bắt buộc còn lại.
Như vậy, sau 10 năm nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, 2 năm nhấp nhổm với định hướng chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng này cũng đã có hướng mở cho số phần của mình. Bước tiến này càng trở nên thực tế khi lãnh đạo VPBank cho biết, nhà băng này đã sẵn sàng nguồn lực để tiếp quản một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc. Mặc dù không tiết lộ tên ngân hàng được chuyển giao nhưng thị trường đã có nhiều thông tin về việc VPBank tiếp cận GP Bank để khởi động quá trình chuyển giao từ nhiều tháng trước.
Trong khi đó, những đối tác của CBBank, OceanBank, DongABank cũng đã dần lộ diện khi kế hoạch tiếp nhận chuyển giao bắt buộc đã được Vietcombank, MBBank, HBBank bàn thảo công khai trong các đại hội đồng cổ đông 2 năm qua.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.