Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém
(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Chính phủ ra văn bản mới, quy định rõ về tiền điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Đáng chú ý, Nghị định số 52 đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử (e-money).
Theo đó, Nghị định số 52 đã định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử, quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước.
Theo NHNN, việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52/CP sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành.
>> Xem thêm: Chính phủ ra văn bản mới, quy định rõ về tiền điện tử
Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém
Thống đốc cho biết, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.
Đối với các TCTD phi ngân hàng yếu kém, Thống đốc thông tin, hiện NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát để tham mưu cấp có thẩm quyền về phương án xử lý.
>> Xem thêm: Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém
Chuyển tiền nhầm, có thể yêu cầu NH phong tỏa tài khoản
Theo quy định mới, từ ngày 1/7/2024, những trường hợp chuyển nhầm sang tài khoản ngân hàng của người khác có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản bên nhận.
Đó là quy định đáng chú ý trong Nghị định số 52/2024 do Chính phủ vừa ban hành quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
>> Xem thêm: Quy định mới: Chuyển tiền nhầm, có thể yêu cầu NH phong tỏa tài khoản
Ngân hàng Nhà nước phủ nhận tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá
Gần đây, thị trường xuất hiện một số tin đồn về dự kiến thay đổi biện pháp điều hành tỷ giá của NHNN. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN đã lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt nói trên.
Ông Quang khẳng định: "Một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá của NHNN là không chính xác và không phù hợp với mục tiêu bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trước những tin đồn".
>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước phủ nhận tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá
Thống đốc lưu ý về gói hỗ trợ lãi suất 2%
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, gói lãi suất 2% là nguồn từ ngân sách Nhà nước. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay theo quy định và bảo đảm khả năng thu hồi được nợ. Đây là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi và trả được nợ, chứ không dành cho tất cả doanh nghiệp khó khăn.
Thông tin trên được Thống đốc nêu ra chiều 25/5, khi giải trình trước Quốc hội về kết quả giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, thuộc gói phục hồi kinh tế xã hội.
>> Xem thêm: Thống đốc lưu ý về gói hỗ trợ lãi suất 2%: Không dành cho tất cả DN khó khăn
Lãi suất bắt đầu tăng lên, tỷ giá dần hạ nhiệt
Sau thời gian dài liên tục “dò đáy”, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã đảo chiều. Tính đến giữa tháng 5, hầu hết nhà băng đã tăng lãi suất trở lại, với mức tăng gần 1% so với đầu năm.
Theo giới phân tích, lãi suất không có khả năng giảm thêm, mặt bằng lãi suất đang tăng nhẹ và sẽ còn tăng. Trong khi đó, tiền đồng khó giảm giá thêm trong nửa cuối năm, áp lực tỷ giá dần hạ nhiệt.
>> Xem thêm: Lãi suất bắt đầu tăng lên, tỷ giá dần hạ nhiệt
Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua
Phiên 23/5 ghi nhận giao dịch đột biến trong hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) của NHNN. Theo đó, NHNN đã cho 8 ngân hàng thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng với kỳ hạn 14 ngày và lãi suất là 4,5%/năm. Đây là mức trúng thầu cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo giới phân tích, động thái trên của NHNN được cho là nhằm thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cao hơn trong thời gian tới, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.
>> Xem thêm: Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua
Thống đốc nêu lý do giữ hạn mức tín dụng
Việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
Quan điểm trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu tại báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/Quốc hội 15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.
>> Xem thêm: Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống
Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC
Sáng 23/5, NHNN đã công bố thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.
Đối tượng thanh tra gồm 2 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu.
>> Xem thêm: Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC
Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản số 231/TB-VPCP ngày 18/5/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.
>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay
Cập nhật tiến độ tăng vốn của nhóm Big4 ngân hàng
Báo cáo trình Quốc hội của Chính phủ mới đây đã cập nhật tình hình tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank (còn gọi là Big4).
Theo báo cáo, nhóm Big4 hiện vẫn là những điểm sáng với lợi nhuận tỷ USD nhưng việc tăng vốn điều lệ của nhóm này so với nhóm tư nhân lại diễn ra tương đối chậm do phải phụ thuộc vào sự phê duyệt của các cơ quan chức năng.
>> Xem thêm: Cập nhật tiến độ tăng vốn của nhóm Big4 ngân hàng
Nhiều ngân hàng vẫn còn cổ đông sở hữu cổ phần vượt trần quy định
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội mới đây cho thấy, việc xử lý giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt quy định theo Luật Các tổ chức tín dụng vẫn còn chậm và kéo dài nhiều năm.
Đến cuối năm 2022, vẫn có một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của của tổ chức, cổ đông và người có liên quan vượt trần quy định.
>> Xem thêm: Nhiều ngân hàng vẫn còn cổ đông sở hữu cổ phần vượt trần quy định
Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng
Chia sẻ tại Lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam chiều 22/5, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN - khẳng định, thực hành ESG, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới.
Ông Tú cho hay, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
>> Xem thêm: Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng
Thống đốc lưu ý về gói hỗ trợ lãi suất 2%: Không dành cho tất cả DN khó khăn
Lãi suất bắt đầu tăng lên, tỷ giá dần hạ nhiệt
Ngân hàng Nhà nước phủ nhận tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá
- Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém 24/05/2024 06:13
- Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua 24/05/2024 10:45
- Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống 24/05/2024 09:00
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.