Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quý III/2022, Coteccons đạt 3.113 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận gộp cũng tăng gấp 2 lần, đạt 33 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp quý III/2022 giảm mạnh xuống 1,05% (cùng kỳ là 1,57%) do chi phí nhân công, nguyên vật liệu tăng cao – theo giải trình của Coteccons.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 83 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng rất mạnh mẽ (tăng 18 lần) lên 44 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 14% lên 103 tỷ đồng. Cộng thêm khoản lỗ trong công ty liên kết 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh của Coteccons lỗ thuần tới 36 tỷ đồng.
Khoản thu nhập khác mang lại lợi nhuận 33 tỷ đồng là không đủ để cứu Coteccons khỏi thua lỗ. Kết quý III/2022, Coteccons lỗ trước thuế 3 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 2 liên tiếp trong năm nay (quý II/2022, Coteccons lỗ trước thuế 27 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Coteccons đạt 8.306 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận gộp đạt 315 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 3,79% (kém hơn cùng kỳ là 4,38%).
Doanh thu tài chính là điểm sáng trong 9 tháng với 311 tỷ đồng (tăng 61%).Nhưng chi phí tài chính cũng tăng tới 29 lần, đạt 103 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 66%, đạt 552 tỷ đồng và lỗ trong công ty liên kết 16 tỷ đồng. Tất cả khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 106 tỷ đồng.
Phải nhờ khoản lợi nhuận khác trị giá 54 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần cùng kỳ), Coteccons mới có lãi sau thuế 1,9 tỷ đồng – giảm 98% so với cùng kỳ năm trước.
Bức tranh tài sản của Coteccons trong 9 tháng năm 2022 cũng đang kém đi sắc màu tươi sáng. Tổng tài sản tại ngày kết thúc quý III/2022 đạt 17.756 tỷ đồng, tăng 18%. Tuy nhiên, tiền và tương đương tiền suy giảm 53%, chỉ còn 416 tỷ đồng.
Coteccons đem 766 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu, 255 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Điều này khiến lượng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dài chỉ còn 1.235 tỷ đồng. Đáng nói, việc đầu tư chứng khoán lại thua lỗ khi Coteccons đang phải dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 36,6 tỷ đồng.
Khoản tăng lên, đáng tiếc lại là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 20% so với đầu năm, lên 10.310 tỷ đồng; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng lên 960 tỷ đồng, tăng 45%. Hàng tồn kho tăng tới 89%, lên 3.197 tỷ đồng.
Tổng giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu là 13.507 tỷ đồng, chiếm 76% tổng tài sản.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 30/9/2022 là 9.561 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Đáng chú ý nhất trong cơ cấu nợ phải trả là nợ vay ngắn hạn đạt 939 tỷ đồng, tăng 552 lần so với đầu năm; vay dài hạn 525 tỷ đồng. Tổng nợ vay là 1.464 tỷ đồng, tăng tới 861 lần so với đầu năm.
Vốn chủ sở hữu của Coteccons giảm 0,6% so với đầu năm, đạt 8.195 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,16 lần.
Mặc dù suy giảm, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Coteccons vẫn rất dồi dào (hơn 1.600 tỷ đồng). Tuy vậy, thực tế cho thấy doanh nghiệp này vẫn phụ thuộc nặng vào dòng vốn vay bên ngoài để có tiền hoạt động.
Dòng tiền kinh doanh 9 tháng của Coteccons âm tới 1.990 tỷ đồng (cùng kỳ dương 183 tỷ đồng) do: tăng các khoản phải thu (1.599 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (1.499 tỷ đồng), tăng đầu tư chứng khoán (255 tỷ đồng)…
Với dòng tiền đầu tư chỉ vỏn vẹn 60 tỷ đồng, Coteccons đã phải đẩy dòng tiền vay/trả lên tới 1.880 tỷ đồng/419 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5 lần và 24% so với cùng kỳ. Dù vậy, dòng tiền thuần 9 tháng vẫn âm tới 468 tỷ đồng…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.