Quý IV thảm bại của KBC: Lần đầu tiên có doanh thu âm, lỗ trước thuế 532 tỷ
Lê Nguyễn -
31/01/2023 23:49 (GMT+7)
(VNF) – Quý IV/2022 đối với Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) có lẽ là một quý lịch sử, khi lần đầu tiên doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu âm.
Quý IV thảm bại của KBC: Lần đầu tiên có doanh thu âm, lỗ trước thuế 532 tỷ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của KBC, quý IV/2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 116 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, do các khoản giảm trừ doanh thu lên tới 447 tỷ đồng, KBC ghi nhận doanh thu thuần âm 331 tỷ đồng. Và do doanh thu âm, lợi nhuận gộp cũng âm 292 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 103 tỷ đồng, tăng 77%. Nhưng chừng đó chỉ như “muối bỏ biển”, bởi không chỉ kém xa khoản lợi nhuận gộp âm nêu trên mà còn quá nhỏ bé so với các chi phí (chi phí tài chính 151 tỷ đồng, tăng 9%; chi phí quản lý 176 tỷ đồng, gần như không đổi).
Bởi vậy, KBC đã kết quý IV/2022 với khoản lỗ trước thuế lên tới 532 tỷ đồng.
Khoản giảm trừ oái ăm trong quý IV đã làm trầm trọng thêm kết quả doanh thu lũy kế năm 2022 khi doanh thu thuần chỉ đạt 957 tỷ đồng, giảm 77% so với năm trước.
Cơ cấu doanh thu cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sự sụt giảm của việc cho thuê đất và cơ sở hạ tầng (giảm 78%, đạt 664 tỷ đồng) lẫn việc chuyển nhượng bất động sản (giảm 31%, đạt 353 tỷ đồng) trong khi công ty không còn doanh thu bán nhà xưởng như năm trước. Hệ quả là lợi nhuận gộp giảm 89%, đạt 268 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận gộp trên cùng với doanh thu tài chính 337 tỷ đồng (tăng 2,2 lần) vẫn là không đủ để trang trải cho các khoản chi phí khổng lồ của KBC (chi phí tài chính đạt 592 tỷ đồng, chi phí quản lý 458 tỷ đồng).
Công ty sẽ thua lỗ nếu như không có khoản lợi nhuận từ công ty liên kết lên tới 2.199 tỷ đồng. Phần lớn trong số này là lợi nhuận từ việc đánh giá lại khoản đầu tư của KBC vào Công ty Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng, được nêu ra lần đầu tiên trong báo cáo quý II và chính thức ghi nhận trong báo cáo quý III – một trong những chủ đề gây tranh cãi bậc nhất mùa báo cáo tài chính năm 2022.
Nhờ khoản lợi nhuận từ công ty liên kết này, KBC ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 1.719 tỷ đồng, giảm 2,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.595 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước.
Theo thống kê của VietnamFinance, đây là lần thứ 3 trong lịch sử, KBC có lợi nhuận sau thuế vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng (2 lần trước là năm 2010 và 2019) và là mức lợi nhuận sau thuế lớn nhất của công ty.
Tuy nhiên, nếu so với tham vọng của KBC trong năm 2022 - mục tiêu doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng – thì công ty này mới chỉ hoàn thành 9,7% mục tiêu doanh thu và 35,4% mục tiêu lợi nhuận.
Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh năm 2022 của KBC âm 212 tỷ đồng, phản ánh việc lợi nhuận nói trên chỉ là con số trên sổ sách chứ trên thực tế không thu được tiền về. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, KBC có dòng tiền kinh doanh âm.
Về tài sản của KBC, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản đạt 34.932 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng đạt 2.258 tỷ đồng, giảm 16%. Công ty đã đầu tư chứng khoán kinh doanh tới 1.862 tỷ đồng, chủ yếu vào Công ty khách sạn Hoa Sen.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm qua đã tăng thêm 19% lên 11.142 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu dài hạn giảm 61% còn 577 tỷ đồng.
Hàng tồn kho cũng tăng thêm 6%, đạt 12.254 tỷ đồng, tập trung tại các dự án: khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát 7.841 tỷ đồng, khu công nghiệp Tân Phú Trung 1.126 tỷ đồng, khu đô thị Phúc Ninh 1.107 tỷ đồng, khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh 1.012 tỷ đồng…
Tổng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu là 23.973 tỷ đồng, chiếm 68% tổng tài sản.
Ngoài ra, KBC cũng có chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.265 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, chủ yếu tập trung tại các dự án: Viễn Đông Meridian Towers 744 tỷ đồng, khu Ngoại Giao Đoàn Hà Nội 106 tỷ đồng…
Nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 đạt 17.067 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là nợ vay đạt 7.638 tỷ đồng, tăng 8%.
Bên cạnh đó, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn cũng tăng 71%, đạt 878 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là tiền thuê đất trả trước tại khu công nghiệp (618 tỷ đồng) và khách đặt cọc mua nhà, quyền sử dụng đất tại khu đô thị Phúc Ninh, Tràng Duệ, Quang Châu (204 tỷ đồng).
(VNF) - Theo chuyên gia, những doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ nội địa, như các công ty ngành điện… có thể sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi ít bị ảnh hưởng bởi chỉnh sách thuế quan của Mỹ.
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
(VNF) - Trong giai đoạn nhạy cảm này, nhà đầu tư chứng khoán được khuyến nghị nên giảm margin, cơ cấu danh mục về mức an toàn, và chỉ nên cân nhắc mua trading nếu thị trường tiếp tục hoảng loạn.
(VNF) - Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện tượng bán ròng của khối ngoại trong phiên giao dịch 3/4 là do tác động của chính sách thuế quan mới từ Mỹ. Trước đó, thị trường không xảy ra tình trạng bán ròng bất thường, khi tổng giá trị này chỉ chiếm 1,9% danh mục của khối ngoại.
(VNF) - Để việc hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động được suôn sẻ, Cơ quan thuế lưu ý người nộp thuế (NNT) cần chủ động kiểm soát thông tin và trung thực kê khai
(VNF) - Chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ đã cuốn trôi thành quả tích luỹ trong suốt quý I của VN-Index. Hai phiên giao dịch xanh rực trước đó, tưởng chừng là tín hiệu cho một quý khởi sắc, bỗng hoá thành “lời nói dối” đầy nghiệt ngã của tháng Tư khi thị trường ghi nhận hàng loạt kỷ lục buồn.
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
(VNF) - Theo ông Phạm Lưu Hưng, mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội tái định giá thị trường.
(VNF) - Trước thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index không thể duy trì được sức bật.
(VNF) - Cẩm nang Quản trị công ty 2025 ra mắt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến sát tới ngưỡng cửa nâng hạng, được kỳ vọng sẽ trở thành bộ công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong hành trình quản trị công ty vì sự phát triển bền vững.
(VNF) - Theo thông báo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5 trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4/2025.
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
(VNF) - Theo ông Lee Dong Won (MASVN), khi hệ thống KRX vận hành, nếu các sản phẩm mới được triển khai đồng bộ, thanh khoản thị trường có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại.
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhưng số thuế thu được còn thấp. Do đó, cần tăng hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn trốn thuế trên nền tảng TMĐT và kinh doanh số
(VNF) - "Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn vì ngoài kia có rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn", CEO Vietcap Tô Hải chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
(VNF) - ĐHĐCĐ của Vietcap (HoSE: VCI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng doanh thu 4.325 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận trước thuế 1.420 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
(VNF) - Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt 7.958 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
(VNF) - Theo chuyên gia, những doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ nội địa, như các công ty ngành điện… có thể sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi ít bị ảnh hưởng bởi chỉnh sách thuế quan của Mỹ.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.