Rộ tin đồn AEON mua lại 'siêu dự án đắp chiếu' Ciputra Mall

Xuân Hải - 21/07/2016 16:48 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi rót 200 triệu USD xây dựng Aeon Mall Him Lam tại Long Biên, thị trường đang lan truyền thông tin Tập đoàn AEON sẽ mua lại dự án Ciputra Mall nhằm biến nơi đây thành đại siêu thị lớn nhất Hà Nội.

Mặc dù thông tin chuyển nhượng chưa được xác nhận, song có thể nói nếu thương vụ này diễn ra thì cũng có tính...hợp lý. Trong khi Ciputra Mall đang mang tiếng là một dự án đắp chiếu nhiều năm, AEON lại vẫn đang quá trình tìm kiếm các địa điểm mới để phát triển hệ thống của mình.

AEON được thành lập năm 1785, với lịch sử hơn 250 năm là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất Nhật Bản. Đồng thời cũng là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước.

Bắt đầu bước chân vào Việt Nam từ năm 2009 bằng việc mở Văn phòng đại diện, song phải đến năm 2011, AEON mới chính thức gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Đấy là khi Tập đoàn này thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam để liên doanh với Tập đoàn Trung Nguyên triển khai chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop.

Tuy nhiên, với chỉ trên dưới 20 cửa hàng được mở, Ministop được xem là một sự thất bại của AEON. Tập đoàn này dần nhận ra rằng với hàng loạt tên tuổi lớn như Metro, Big C, Co.opmart… thị trường bán lẻ Việt Nam không hề đơn giản như những gì họ nghĩ.

Phải mất 2 năm nghiên cứu thị trường, AEON mới dám tung 109 triệu USD để mở Trung tâm thương mại AEON đầu tiên tại Khu đô thị Celadon Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

Và thành công đến gần như ngay lập tức khi chỉ trong 3 tháng đầu, Aeon Mall Caledon City thu hút tới hơn 3 triệu lượt khách đến mua sắm, trong đó có 12 vạn người trở thành khách hàng thường xuyên.

Chớp lấy cơ hội đang rộng mở, tháng 11/2014, AEON tiếp tục đầu tư dự án thứ hai trị giá hơn 95 triệu USD mang tên Aeon Mall Canary Bình Dương. Và cũng như dự án trước, Aeon Mall Canary Bình Dương nhanh chóng chiếm được thị phần rất lớn tại khu vực.

Sự tăng trưởng nóng về lượt khách và lợi nhuận của AEON lập tức làm "sôi" thị trường bán lẻ Việt. Dù là người đến sau, nhưng AEON lại cho thấy khả năng chiếm ưu thế của mình. Điều này khiến cho cuộc đua cạnh tranh giữa các đại gia bán lẻ ngày càng trở nên gay gắt.

Để đủ sức chen vai với các ông lớn, mở rộng được thị trường, ngoài việc phát triển trung tâm thương mại riêng, thì bắt tay với các thương hiệu bán lẻ trong nước cũng là một biện pháp mà AEON ưu tiên thực hiện. Chính vì thế, trong năm 2014, AEON đã tiến hành mua lại 49% chuỗi Citimart và 30% chuỗi Fivimart để tăng cường sức mạnh ở cả chiều rộng lẫn sâu.

Với 27 siêu thị chủ yếu tại TP. HCM, việc AEON liên kết với Citimart mang nhiều ý nghĩa củng cố thị phần trong nam. Còn với 20 siêu thị tại Hà Nội, cú bắt tay với Fivimart cho thấy ý định "bắc tiến" rất rõ ràng của tập đoàn này trong giai đoạn tiếp theo.

Ý định ấy đã trở thành hiện thực khi cuối năm 2014, AEON mang hơn 200 triệu USD đổ vào xây dựng Khu phức hợp trung tâm thương mại, dịch vụ cộng đồng và triển lãm Aeon Mall Him Lam tại Sài Đồng, Long Biên.

Đi vào hoạt động từ tháng 10/2015, Aeon Mall Him Lam là một đại siêu thị có diện tích xây dựng lên tới gần 96.000 m2 gồm khu bách hóa trung tâm cao 4 tầng, 180 gian hàng chuyên dụng và một tổ hợp café, nhà hàng, fitness… có khả năng cung cấp dịch vụ cùng lúc cho hàng nghìn người.

Thành công trong xây dựng và vận hành đại siêu thị này một lần nữa chứng minh khả năng tài chính và tham vọng thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam của AEON.

AEON sẽ mua lại Ciputra Hanoi Mall?

Dù thuộc trung tâm nhưng AEON Mall Him Lam về cơ bản vẫn là một tổ hợp ở ngoại vi, nằm bên kia sông Hồng. Chính vì thế, để tranh giành thị phần với Big C, Vinmart… AEONAEON phải tiến hành xâm nhập vào nội đô.

Thời gian trước, thị trường rộ lên thông tin Aeon sẽ xây đại siêu thị 200 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, tuy nhiên, ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam đã bác bỏ thông tin trên.

Một thời gian sau, thị trường lại rộ lên luồng thông tin khác cho rằng AEON đã nhắm tới Dự án Ciputra Hanoi Mall của Tập đoàn Ciputra đang được xây dựng dở dang ở quận Tây Hồ.

Nằm trong quần thể khu đô thị Ciputra , đại siêu thị Ciputra Hanoi Mall có tổng diện tích lên tới 7,3 ha, được đầu tư với tổng vốn lên tới 2000 tỷ đồng.

Được quy hoạch gồm 5 tầng, với khoảng 1.200 cửa hàng bán lẻ, tổng diện tích sử dụng của đại siêu thị Ciputra ước tính lên tới 200 nghìn m2. Ngoài ra dự án còn có thêm 1 trung tâm chiếu phim với 12 rạp màn hình rộng.

Nhưng, sau 6 năm thi công, dự án mới chỉ xây xong phần móng và gần như nằm "bất động" từ năm 2012 đến nay.

Nếu có thể thâu tóm thành công và đủ sức để xây dựng đại siêu thị này, AEON sẽ hoàn tất "gọng kìm" đông tây của mình trong việc giành mặt bằng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Hà Nội, qua đó xác lập vị thế hàng đầu trong số các đại gia bán lẻ hiện nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

(VNF) - Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị bắt về tội Nhận hối lộ.

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

(VNF) - Sau thông tin hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN đã quyết định thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

(VNF) - Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, đã ký thỏa thuận một năm với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft để mua ít nhất 3 triệu thùng dầu mỗi tháng bằng đồng rúp, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.