Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hợp tác chưa từng có
Tờ Washington Post mới đây đưa tin các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga và Trung Quốc đang xem xét việc xây dựng một đường hầm dưới biển nối Nga và Crimea. Đường hầm sẽ đánh dấu sự hợp tác chưa từng có giữa hai nước dù Trung Quốc chưa công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Theo Washington Post, Nga đang xem xét lựa chọn này như một giải pháp thay thế cho cây cầu dài 19km bắc qua eo biển Kerch. Cây cầu đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga và là tuyến đường bộ duy nhất của Moscow nối với Crimea, bán đảo trên Biển Đen được Nga sáp nhập vào năm 2014.
Tuy nhiên, cây cầu đã liên tiếp bị đánh bom sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái.
"Các cuộc đàm phán, với những cuộc họp hồi cuối tháng 10, được khởi động bởi những lo ngại ngày càng tăng của Nga về an ninh của cây cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch", Washington Post cho hay.
Các email mà an ninh Ukraine chặn được cho thấy Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC), một doanh nghiệp nhà nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc sở hữu và điều hành, đã viết rằng các công nhân “sẵn sàng đảm bảo việc xây dựng các dự án xây dựng đường sắt và đường bộ ở bất kỳ mức độ phức tạp nào ở khu vực Crimea”.
Theo Washington Post, chính quyền Trung Quốc mong muốn giữ kín dự án đường hầm với “điều khoản nghiêm ngặt về tính bảo mật hoàn toàn”. Nguồn tin của truyền thông Mỹ nói rằng, các doanh nhân Nga và Trung Quốc dường như đã lập ra một công ty liên doanh cho mục đích xây đường hầm này.
Trung Quốc lên tiếng
Trong tuyên bố đưa ra ngày 27/11, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã bác bỏ những nội dung mà Washington Post đăng tải.
"Thông tin này không có căn cứ. Tôi sẽ không bình luận về nó", ông Uông nói khi được hãng tin Ukrinform của Ukraine đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo.
Cho tới nay, Trung Quốc chưa từng chính thức công nhận tuyên bố chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Theo giới quan sát, việc xây hầm ngầm xuyên biển là không dễ dàng và để đảm bảo an ninh trong quá trình xây dựng, cũng như bảo vệ được công trình sau khi hoàn thành sẽ là một thách thức an ninh với Nga.
Ngoài ra, địa hình mặt Biển Đen có thể không phù hợp cho việc xây một công trình ngầm như hầm đường bộ. Nếu xung đột với Ukraine kéo dài, việc di chuyển trong một công trình dưới lòng biển cũng mang lại hàng loạt rủi ro, đặc biệt khi Ukraine đang phát triển các tàu lặn không người lái tấn công tự sát.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia về các dự án vận tải quốc tế lớn nhận định việc xây dựng một đường hầm dưới eo biển Kerch là khả thi về mặt kỹ thuật do Trung Quốc có kinh nghiệm và công nghệ cần thiết. Họ lưu ý đây sẽ là một công trình lớn, có quy mô tương đương với đường hầm Đan Mạch - Đức, đã được xây dựng trong 8 năm, ước tính tiêu tốn hơn 8,7 tỷ USD.
Crimea được sáp nhập vào Nga sau chiến dịch quân sự thần tốc của Moscow và một cuộc trưng cầu dân ý tại đây hồi đầu năm 2014. Trong khi đó, các nước phương Tây vẫn xem Crimea là lãnh thổ của Ukraine. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây, đồng thời kéo theo một loạt các lệnh trừng phạt dành cho Moscow. Cây cầu nối bán đảo Crimea với miền nam nước Nga chính thức thông xe vào ngày 15/5/2018. Theo điện Kremline, tổng chi phí xây dựng cây cầu là 228 tỷ ruble (gần 3,69 tỷ USD). Với chiều dài 19km, cầu Crimea đã trở thành cây cầu dài nhất tại châu Âu. Ngoài tuyến đường bộ gồm 4 làn đường, cầu còn có một tuyến dành cho đường sắt. Phần này dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2019. Công trình này là một phần nỗ lực của Nga nhằm giúp Crimea sớm hội nhập với Nga. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng để kết nối giao thông, đây là một biểu tượng mang tính chính trị sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga vào năm 2014. |
Xem thêm >> Tỷ phú Nga: EU thỏa hiệp mua khí đốt Nga là điều không thể tránh khỏi
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.