'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
27 nước thành viên EU hiện đang tranh luận về gói trừng phạt thứ 12 của khối đối với Nga liên quan đến chiến sự Ukraine. Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa ra một đề xuất mới tới các nước vào tuần trước, bao gồm các biện pháp thắt chặt giới hạn giá dầu do G7 áp đặt vào năm ngoái.
Khối này năm ngoái đã cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Dù vậy, các nước gồm Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary tạm thời được miễn trừ thực hiện lệnh cấm này vì họ hiện quá phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Moscow. Lệnh miễn trừ với Slovakia sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay, nhưng chính phủ mới của nước này hiện muốn gia hạn thêm một năm nữa.
Đặc phái viên EU của Slovakia, bà Petra Vargová, đã đưa ra yêu cầu này tại cuộc họp thường kỳ của các đại sứ EU vào tuần trước, theo hai nguồn thạo tin cho hay. Bà lập luận rằng nếu ngừng nhập khẩu dầu Nga có thể buộc các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa, gây ra tình trạng thiếu dầu diesel trong khu vực.
Slovakia là một trong những quốc gia EU vẫn phụ thuộc nhiều nhất vào Nga về năng lượng, với 60% khí đốt tự nhiên, 70% dầu mỏ và tất cả nhiên liệu hạt nhân đều đến từ Moscow.
Nhà máy lọc dầu Slovnaft, thuộc sở hữu của MOL của Hungary, thường sử dụng dầu thô của Nga. Mùa hè vừa qua, công ty cho biết họ sẽ yêu cầu Brussels thêm thời gian để thực hiện những điều chỉnh công nghệ cần thiết để tiếp nhận dầu từ nơi khác. Lời kêu gọi đó cũng được Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó ủng hộ.
Một nhà ngoại giao Slovakia cho biết Slovnaft sẽ đầu tư 350 triệu euro vào công nghệ mới vào năm tới để thích ứng với dầu thô không phải của Nga, đồng thời nói thêm rằng nhà máy lọc dầu này cũng đang gửi nhiên liệu đến Ukraine để Kyiv có thể sử dụng nó cho quân đội.
Yêu cầu gia hạn được đưa ra khi chính phủ mới lên nắm quyền ở Slovakia do Thủ tướng Robert Fico đứng đầu, người được coi là thân thiện với Moscow và hoài nghi về việc trang bị vũ khí cho Ukraine.
Ông Krzysztof Dębiec, một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông có trụ sở tại Warsaw cho biết việc Slovakia thúc đẩy gia hạn cũng có thể liên quan đến việc MOL miễn cưỡng đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình. Công ty này có mối quan hệ thân thiết với chính phủ thân thiện với Nga của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán.
Theo ông Dębiec, điều đó đã khiến Slovakia trở thành "một quốc gia có cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng gần như thuộc sở hữu của nước ngoài, quốc gia này không có lợi ích rõ ràng trong việc hạn chế sự phụ thuộc này".
Cũng trong bài phát biểu cuối tuần trước, Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar cho biết chính phủ Slovakia sẽ không ủng hộ các hạn chế đối với việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga trong gói trừng phạt thứ 12 của EU hiện đang được các nước thành viên thảo luận.
Theo ông Blanar, nước này đa phần nhất trí với các lệnh cấm vận được đề xuất trong gói trừng phạt mới, tuy nhiên lệnh cấm nhiên liệu hạt nhân thì cần được loại bỏ.
“Đó là lằn ranh đỏ với chúng tôi. Các nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi chưa thể chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế. Điều khoản liên quan đến hạt nhân này chắc chắn không thể có”, ông Blanar nhấn mạnh.
Đồng thời, nhà ngoại giao hàng đầu Slovakia đặt ra nghi ngờ về tính hiệu quả của toàn bộ chính sách trừng phạt mà EU theo đuổi kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra.
"11 gói trừng phạt không ngăn được Nga, trong khi nền kinh tế EU đang tiến tới suy thoái”, ông Blanar bày tỏ đồng thời cho biết thêm rằng giá thực phẩm và nhiên liệu ở Slovakia đã tăng vọt do các lệnh trừng phạt được cho là nhằm vào Moscow.
Xem thêm >> Nga giảm chiết khấu dầu, Ấn Độ chuyển hướng mua mạnh từ OPEC
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.