Rời bỏ Trung Quốc, làn sóng công ty Đức chuyển sang Nhật Bản

Bích Hợp - 05/04/2024 11:35 (GMT+7)

(VNF) - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy ngày càng nhiều công ty Đức coi Nhật Bản là lựa chọn ổn định để sản xuất ở châu Á trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và những bất ổn về các hạn chế thương mại liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Nhật Bản và tập đoàn kiểm toán KPMG của Đức mới đây đã tiến hành khảo sát 164 công ty Đức về các định hướng kinh doanh. Kết quả cho thấy 38% công ty cho biết họ đang chuyển cơ sở sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Nhật Bản, 23% số công ty tham gia khảo sát thì tiết lộ họ đang có ý định tương tự. Trong đó sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội là những yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định của các công ty này.

Nhà máy công ty ebm-papst của Đức ở Tây An, Trung Quốc.

Báo cáo này gần giống với kết quả của một nghiên cứu khác do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản công bố hồi giữa tháng 3, cho thấy Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài muốn tránh những bất ổn về địa chính trị, thương mại và tài chính.

Ảnh hưởng bởi căng thẳng Mỹ - Trung

Ông Martin Schulz, nhà kinh tế chính sách trưởng của Đơn vị Tình báo Thị trường Toàn cầu của Fujitsu, cho biết: “Các công ty Đức từ lâu đã tập trung rất nhiều vào Trung Quốc vì chi phí lao động rẻ và vì đây là một thị trường quan trọng và đang phát triển”. Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng “điều đó đang thay đổi do có những thách thức ở nhiều khía cạnh”.

“Đáng chú ý là ngày càng có nhiều vấn đề chính trị và địa chính trị mà các công ty phải cân nhắc, chẳng hạn như những lo ngại về việc liệu các công ty xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có trở nên khó khăn hơn hay không”, ông Schulz cho biết thêm.

Xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây, với việc Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc có được những công nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là về vi mạch.

Điều này kết hợp với những lo ngại rằng sự thay đổi người lãnh đạo Nhà Trắng sau cuộc bầu cử sắp tới có thể dẫn đến một loạt các hạn chế, thuế quan và trừng phạt thương mại ăn miếng trả miếng.

Ông Schulz chỉ ra rằng bằng cách chuyển cơ sở sản xuất sang Nhật Bản, các công ty dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm bớt nguy cơ tham gia vào bất kỳ cuộc chiến thương mại tiềm ẩn nào giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Chi phí cũng đang tăng lên ở Trung Quốc và chúng tôi không dự đoán được tương lai của nền kinh tế Trung Quốc trong quá trình tái cơ cấu đang diễn ra”, vị chuyên gia nhận định thêm.

Nhật Bản là sự lựa chọn “ổn định”

Theo ông Schulz, Nhật Bản ổn định về kinh tế và chính trị, các công ty ở đây kết nối thuận lợi với phần còn lại của châu Á. "Điều này rất quan trọng đối với quan hệ đối tác và đất nước này được tích hợp chặt chẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Schulz cho hay

Ông Klaus Meder, chủ tịch tập đoàn sản xuất khổng lồ Bosch của Đức tại Nhật Bản, cho biết cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có lý do thuyết phục để công ty đầu tư đáng kể thời gian và nỗ lực.

Trong khi Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới thì các công ty ô tô Nhật Bản vẫn kiểm soát thị phần lớn nhất trên thị trường toàn cầu.

Ông Meder cho biết Bosch có nguyên tắc sản xuất tại địa phương cho thị trường địa phương, với các cơ sở sản xuất quan trọng như nhau ở cả hai quốc gia để đáp ứng nhu cầu địa phương.

Chia sẻ với DW, ông Meder cho hay “Nhật Bản có thể là một thị trường khó thâm nhập với nhiều trở ngại, rào cản ngôn ngữ và các thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng một khi bạn đã thành lập và giành được sự tin tưởng của khách hàng, thì bạn có thể xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài”.

Ông Klaus Meder, chủ tịch Bosch tại Nhật Bản.

Ông nói thêm: “Ở đây có sự ổn định, có sự tin tưởng, dựa trên quy tắc và hầu hết các công ty đều hài lòng với lợi nhuận tài chính của họ”.

“Sự hiện diện ở Nhật Bản cũng rất quan trọng vì nhiều đối tác ở đây đang hoạt động ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á, châu Âu, Trung Quốc và cả Bắc và Nam Mỹ, vì vậy điều quan trọng là phải ở gần trụ sở chính của các công ty đó để duy trì mối quan hệ”, ông Meder, người đã sống ở Nhật Bản được 12 năm, cho biết.

Truyền thống công nghiệp của Nhật Bản

Hơn 90% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát cho biết sự ổn định về kinh tế, sự ổn định của các mối quan hệ kinh doanh cũng như sự an toàn và ổn định xã hội là động lực chính khiến họ đến Nhật Bản.

Tiếp theo đó là lực lượng lao động có trình độ và cơ sở hạ tầng tiên tiến. Một môi trường chính trị ổn định dựa trên các nguyên tắc dân chủ và sự bảo vệ pháp lý về sở hữu trí tuệ cũng được coi là những lý do chính.

“Việc mua hàng và tìm nguồn cung ứng theo khu vực có thể được thực hiện dễ dàng ở Nhật Bản và có nhiều công ty toàn cầu quan trọng ở đây”, ông Marcus Schuermann, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Đức tại Nhật Bản, chia sẻ với DW.

Bên trong nhà máy ebm-papst của Đức ở Tây An, Trung Quốc.

Ông cho biết thêm rằng Nhật Bản nổi bật về sự ổn định kinh tế, giá cả và chi phí ở mức "hợp lý". Lực lượng lao động cũng có trình độ và năng lực, tiềm năng doanh thu khả quan và việc tăng cường sử dụng robot và tự động hóa đang giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến dân số già.

“Ngoài ra, mức lương ở đây rất cạnh tranh và thấp hơn từ 20% đến 30% so với ở Đức , điều này khiến Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn”, ông Schuermann nhấn mạnh thêm.

Xem thêm >> Pin mặt trời Trung Quốc ngập thị trường, một số nơi dùng làm hàng rào

Theo DW
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng khẳng định: Việt Nam sẽ không thiếu điện

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam sẽ không thiếu điện

(VNF) - Tại WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm nay Việt Nam sẽ không thiếu điện dù có ngày lượng điện tiêu thụ cả nước vượt 1 tỷ kWh.

Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

(VNF) - Bức tranh kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp phát triển nhà ở nhìn chung khá u ám. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng thị trường vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Ngược lại, kết quả này cho thấy giai đoạn bĩ cực nhất đã qua.

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

(VNF) - Qua 17 năm phát triển với nỗ lực không ngừng nghỉ, GP.Invest đã trở thành tên tuổi hàng đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh chiến lược kinh doanh chắc chắn, sự vững mạnh về tài chính là yếu tố trọng yếu đã làm nên thành công của GP.Invest.

Bùng nổ livestream bán hàng

Bùng nổ livestream bán hàng

(VNF) - Livestream bán hàng đang “bùng nổ” trên khắp các tỉnh thành cả nước với khoảng 2,5 triệu phiên mỗi tháng. Từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp thương hiệu lâu năm cho đến các tiểu thương ở chợ, chủ tiệm bách hóa… đều đang lao theo xu hướng bán hàng kiểu này.

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

(VNF) - DIG trong thời gian gần đây liên tục thông qua các chủ trương về thoái vốn, chuyển nhượng dự án, giải thể công ty con. Đây có thể là động thái tái cơ cấu mạnh mẽ của doanh nghiệp sau khi quý I ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc.

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

(VNF) - Theo nhà phân tích dầu khí độc lập Mikhail Krutikhin, đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đầu tiên đã không có lãi ngay từ đầu vì mức giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả cho khí đốt nhập khẩu thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình mà châu Âu đã bỏ ra. Với đường ống thứ hai, họ có thể yêu cầu mức giá thấp hơn nữa.

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

(VNF) - Nhiều “đại gia” bất động sản đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2024. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về sự khởi sắc của thị trường bất động sản

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

(VNF) - Sau thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động nhiều dự án mới được khởi công, các dự án cũ sau thời gian tạm dừng nay cũng đã tái khởi động.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị phân công, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979), người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu KDM từng tham gia điều hành một doanh nghiệp đình đám khác khác trên sàn.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.