Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo các chuyên gia, từ năm 135 trước công nguyên, những cư dân của vùng đất thị trấn Mao Đài ngày nay đã sử dụng nước từ con sông Xích Thuỷ để chưng cất rượu. Theo người dân, nguồn nước của con sông Xích Thuỷ vô cùng đặc biệt khi luôn trong vắt suốt 4 bốn mùa.
Chính điều này đã làm nên linh hồn độc nhất của món rượu quý được Hán Vũ Đế bấy giờ khen ngợi hết lời. Mùi hương kéo dài, vị rượu thuần tuý không pha tạp, không gắt cổ chính là lý do Mao Đài được xem như "quốc tửu".
Trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của mình, rượu Mao Đài vẫn duy trì được vị trí độc nhất của mình và chính thức vươn tầm thế giới từ năm 1915. Khi đó, người Trung Quốc mang rượu Mao Đài đến San Francisco (Mỹ) tham dự một hội chợ quốc tế.
Tại đó, rượu Mao Đài, bằng hương vị thuần tuý, tinh khiết của mình đã dành được chiến thắng và vang danh tới mọi miền nước Mỹ, sau đó là cả thế giới. Đây cũng là thứ rượu được Chủ tịch Mao Trạch Đông mời Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thưởng thức trong chuyến viếng thăm Trung Quốc năm 1972. Đến năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục mang thức uống này tới gặp cựu tổng thống Barack Obama ở California, Mỹ.
Để không bao giờ bị lu mờ thương hiệu, rất nhiều nhãn hàng lựa chọn đổi mới hoặc sản xuất thêm các sản phẩm có tính ứng dụng ăn theo thị trường để duy trì. Tuy nhiên, đó không phải cách làm của rượu Mao Đài.
Người dân thị trấn Mao Đài cho rằng lưu truyền được trọn vẹn hương vị đặc trưng của rượu chính là cách để nó luôn nổi bật trên thị trường nhiều cạnh tranh bởi vốn dĩ, chính rượu Mao Đài đã vô cùng đặc biệt.
Trên quan điểm đó, quy trình sản xuất rượu Mao Đài được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Từ khâu chọn lọc nguyên liệu quý, công thức được bảo tồn, khí hậu thiên nhiên phù hợp cho đến tay nghề của người nấu rượu đều được người Trung Quốc thực hiện tỉ mẩn.
Đặc biệt, trong chế biến, thức rượu cổ truyền này không được thêm bất kỳ hương liệu nào bởi vậy, mùi vị của nó rất tự nhiên. Một vài nguyên liệu chính của Mao Đài là cao lương, tiểu mạch được chế biến ký càng và tẩm ướp theo công thức vô cùng phức tạp.
Thêm vào đó, thời gian để sản xuất rượu Mao Đài cũng vô cùng quan trọng. Trước Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là tết Trùng Dương theo phong tục của người Trung Quốc, người ta bắt đầu đổ nguyên liệu vào sau đó trải qua 10 công đoạn pha chế, tẩm ướp, mỗi công đoạn mất 15 ngày.
Sau 10 công đoạn đó, nếu hương vị chưa đạt chuẩn, thì phải làm lại cả quá trình từ đầu. Nếu hương vị đã đạt chuẩn, nguyên liệu sẽ được ủ trong 6 tháng rồi được kiểm tra lại mùi vị tới khi hoàn chỉnh. Bởi vậy, thời gian sản xuất rượu Mao Đài có lúc lên tới 3 năm.
Nhờ quy cách làm rượu độc đáo mà Mao Đài dễ dàng chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Cảm giác "hoà mình với dòng suối mát lành, trong vắt" là cảm giác đầu tiên khi rượu Mao Đài chạm tới vị giác người uống.
Ngày nay, sản lượng xuất khẩu rượu Mao Đài của Trung Quốc có thể lên tới 4000 tấn mỗi năm, xuất khẩu tới 100 quốc gia.
Trong nước, doanh nghiệp Mao Đài Quý Châu - công ty sản xuất rượu Mao Đài lớn nhất của Trung Quốc đã có một năm 2020 thành công bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Được biết, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gần 70% trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Vốn hoá của Mao Đài Quý Châu thậm chí còn cao hơn 4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc.
Trên trường quốc tế, vốn hoá đạt 421 tỷ USD của Mao Đài Quý Châu không những "vượt mặt" các nhà sản xuất rượu đồng hạng mà còn chiếm lĩnh cả ngôi vị hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới mà Coca-Cola nắm giữ từ lâu.
Ben Cavender - Giám đốc điều hành China Market Research Group nhận xét về rượu Mao Đài: "Bất kỳ lúc nào có rượu trong kho, nó sẽ gần như hết ngay lập tức".
Không chỉ là "quốc tửu", Mao Đài còn được xem là "đồ uống ngoại giao" khi liên tục được Chủ tịch Mao Trạch Đông mời các nguyên thủ quốc gia trong các chuyến viếng thăm ngoại giao. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger còn từng nói với lãnh đạo Trung Quốc: "Tôi nghĩ nếu uống đủ Mao Đài, chúng ta có thể giải quyết bất kỳ việc gì".
Ngày nay, rượu Mao Đài còn được xem như một biểu tượng của sự xa xỉ, địa vị. Các nhà đấu giá quốc tế như Christie's mua các chai Mao Đài sản xuất giới hạn, một số loại có thể có giá lên đến 40.000 USD mỗi chai.
Xem thêm >> Trung Quốc xuất khẩu hơn 220 tỷ chiếc khẩu trang trong năm 2020, thu về hơn 50 tỷ USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.