Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu trước quốc hội Pháp hôm 10/10, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng việc Mỹ bán LNG cho các nước Liên minh châu Âu (EU) với giá đắt gấp 4 lần mức giá trong nước là không thể chấp nhận được.
Vị bộ trưởng đồng thời cảnh báo về viễn cảnh Mỹ thống trị thị trường năng lượng toàn cầu trong khi EU phải gánh chịu hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine.
"Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn về vấn đề năng lượng giữa các đối tác Mỹ và châu Âu. Cuộc chiến ở Ukraine không nên có cái kết là Mỹ mạnh lên về kinh tế và EU suy yếu. Việc nền kinh tế châu Âu bị suy yếu không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào”, ông Maire nhấn mạnh thêm.
Cùng ngày, phát biểu tại hội nghị doanh nhân ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng phàn nàn rằng khí đốt tự nhiên của Mỹ đang được bán quá cao.
Theo ông Macron, các nước châu Âu nên cùng các nền kinh tế châu Á yêu cầu Mỹ và Na Uy bán khí đốt tự nhiên với giá thấp hơn để thể hiện tình hữu nghị sâu sắc hơn với nhau.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cáo buộc các nước, trong đó có Mỹ, áp giá khí đốt quá cao trong khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang vật lộn để tái cân bằng năng lượng trong bối cảnh không có nguồn cung từ Nga.
Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi EU "nên tập hợp sức mạnh thị trường của mình và điều chỉnh hành vi mua hàng một cách thông minh và đồng bộ để từng nước EU riêng lẻ không tự trả mức giá khí đốt cao hơn và đẩy giá thị trường thế giới đi lên". Sức mạnh thị trường châu Âu là "rất lớn" và nó cần được tận dụng, theo Bộ trưởng Kinh tế Đức.
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 kéo theo loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây, giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục, dẫn đến sự gia tăng lạm phát trên toàn khu vực.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tuần trước cảnh báo hoạt động công nghiệp ở châu Âu có thể giảm đáng kể nếu không có biện pháp giảm giá năng lượng.
Để bù đắp khoản thiếu hụt khí đốt do Nga siết nguồn cung, các nước châu Âu đã đẩy mạnh nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ký hơn 20 thỏa thuận dài hạn để cung cấp hơn 30 triệu tấn LNG/năm cho những người mua năng lượng ở châu Âu và châu Á.
Trong tháng 9, tổng cộng 87 chuyến hàng chở 6,3 triệu tấn LNG của Mỹ đến châu Âu, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu. Con số này đưa xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đạt gần 70% trong tháng 9, tăng lần lượt từ 56% và 63% trong tháng 8 và tháng 7.
Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, LNG xuất khẩu của Mỹ đã giúp lấp đầy các kho khí đốt của châu Âu trước thời hạn, nhưng số tiền mà châu Âu phải chi trả cho việc lấp đầy kho trước mùa đông năm nay cao gấp 10 lần so với các năm trước đó.
Xem thêm >> Nga đề nghị tham gia điều tra vụ nổ Nord Stream, Thụy Điển thẳng thừng từ chối
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.