'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Xung đột tại Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng tại châu Âu, khu vực trước đó phụ thuộc vào Nga để đáp ứng 45% nhu cầu năng lượng của mình.
Để bù đắp khoản thiếu hụt do Nga ngừng cung cấp khí đốt, các nước châu Âu đã chuyển hướng sang Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu khí thiên nhiên (đặc biệt dưới dạng hóa lỏng - LNG) của Mỹ tăng mạnh trong tháng 8/2022 với thị trường lớn nhất là các quốc gia châu Âu.
Theo số liệu mới được Mỹ công bố, kim ngạch xuất khẩu khí đốt sang Pháp tăng tới 1.094% trong tháng 8. Lũy kế trong 8 tháng, lượng khí đốt nước này xuất khẩu sang Pháp tăng 421%.
Croatia cũng nhập khẩu lượng khí đốt “khổng lồ” của Mỹ khi khí đốt Mỹ xuất sang đây tăng 281% trong 8 tháng đầu năm và gần 1.200% trong tháng 8. Với thị trường Anh, các số liệu tương ứng là 216% từ đầu năm và 6.797% trong tháng 8
Khí đốt tự nhiên là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 3 của Mỹ, tăng 4 bậc so với cùng kỳ năm 2020 và tới 15 bậc so với năm 2016. Trong khi đó, xăng và dầu lần lượt chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai. Trước đó, hàng xuất khẩu giá trị nhất của Mỹ là máy bay.
Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ký hơn 20 thỏa thuận dài hạn để cung cấp hơn 30 triệu tấn LNG/năm cho những người mua năng lượng ở châu Âu và châu Á.
Trong tháng 9, tổng cộng 87 chuyến hàng chở 6,3 triệu tấn LNG của Mỹ đến châu Âu, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu. Con số này đưa xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đạt gần 70% trong tháng 9, tăng lần lượt từ 56% và 63% trong tháng 8 và tháng 7.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol, gần 90% kho chứa khí đốt ở châu Âu đã đầy. Một số nước thậm chí đã hoàn tất việc tích trữ.
Pháp hồi tuần trước thông báo chiến dịch dự trữ khí đốt cho mùa đông 2022-2023 đã hoàn tất, với lượng dự trữ đạt hơn 99%.
Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, LNG xuất khẩu của Mỹ đã giúp lấp đầy các kho khí đốt của châu Âu trước thời hạn, nhưng số tiền mà châu Âu phải chi trả cho việc lấp đầy kho trước mùa đông năm nay cao gấp 10 lần so với các năm trước đó.
Hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cáo buộc các nước, trong đó có Mỹ, áp giá khí đốt quá cao trong khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang vật lộn để tái cân bằng năng lượng trong bối cảnh không có nguồn cung từ Nga.
Xem thêm >> Hàng tỷ USD hàng hóa Nga vẫn đang chảy vào Mỹ giữa loạt cấm vận
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.