Sau giai đoạn 'hoàng kim', lợi nhuận các tập đoàn Đông Nam Á thấp kỷ lục

Quỳnh Anh - 30/09/2023 21:08 (GMT+7)

(VNF) - Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế tư nhân (conglomerate) tại Đông Nam Á đã giảm mạnh, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ hoàng kim của các doanh nghiệp từng là động lực lớn nhất của nền kinh tế trị giá 3.600 tỷ USD của khu vực.

VNF
Các tập đoàn kinh tế từng là động lực tăng trưởng cho kinh tế Đông Nam Á vào những năm 2000.

Thời hoàng kim đã qua

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý Bain & Company, sau nhiều thập kỷ hoạt động vượt trội so với các tập đoàn tư nhân toàn cầu, các "conglomerate" - tập đoàn kinh tế tư nhân, từ các quốc gia bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines, đã “mất lợi thế”.

Conglomerate được gọi là các tập đoàn kinh tế (hay tập đoàn kinh tế tư nhân) là doanh nghiệp bao gồm một công ty chính và nhiều công ty chi nhánh thuộc nhiều ngành khác nhau, thường không có liên hệ với nhau về mặt sản xuất cũng như thị trường.

Conglomerate thường là hậu quả của các biện pháp sát nhập và thôn tính. Mặt hợp lý của loại hình công ty này là nó làm giảm rủi ro thông qua việc tập hợp các xí nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau thành một tập đoàn. Một số công ty hỗn hợp được thành lập nhờ sự sành sỏi của nhũng doanh nhân có năng khiếu đặc biệt trong việc thôn tính những công ty có tài sản sử dung chưa hết công suất hoặc vì một lý do nào đó mà có kết quả kinh doanh yếu kém.

Ở châu Á, trong khi người Nhật Bản gọi conglomerate là Keiretsu hoặc Zaibatsu thì người Hàn Quốc lại gọi là Cheabol và Trung Quốc gọi là Jituan Gongsi. Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn kinh tế tư nhân (KTTN) nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.

Xem thêm >> Conglomerate là gì? Sự khác nhau về conglomerate giữa các nước

Nghiên cứu của Bain cho biết đối với khoảng 100 tập đoàn trong khu vực có công ty mẹ hoặc ít nhất một công ty con niêm yết, tổng lợi nhuận trung bình hàng năm của cổ đông là 4% từ năm 2013 đến năm 2022, giảm 24% so với thập kỷ trước.

Nghiên cứu của Bain, được công bố 3 năm một lần, cũng cho thấy tổng lợi nhuận cổ đông hàng năm của các tập đoàn tư nhân trong thập kỷ 2013-2022 đã giảm 63% so với thập kỷ 2011-2020.

Nghiên cứu của Bain & Company chủ yếu thực hiện với các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ, bất động sản, viễn thông, ngân hàng và các lĩnh vực kinh doanh khác, chiếm gần 1/3 chi tiêu vốn ở Đông Nam Á.

Trước đây, các tập đoàn tại Đông Nam Á là "điểm sáng" của kinh tế toàn cầu trong những năm 2000.

Một nghiên cứu của EY cho thấy tổng lợi nhuận trung bình hàng năm của cổ đông trong 10 năm từ 2002 đến 2011 của các tập đoàn ở Đông Nam Á là 34%, cao gấp 2,4 lần so với mức 14% của các tập đoàn tư nhân ở các khu vực còn lại trên thế giới.

Đánh mất lợi thế và thiếu nhạy cảm với thời cuộc

Bain cho biết những lợi thế do quy mô, sự đa dạng hóa và mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ mang lại đã giảm sút khi nền kinh tế trong khu vực trưởng thành. Nhiều doanh nghiệp phải "vật lộn" với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và quá trình số hóa; thậm chí còn thiếu sự nhanh nhạy để "sống sót" qua thời Covid-19.

Ông Jean-Pierre Felenbok, chủ tịch Bain & Company ở Đông Nam Á, cho biết đây là “sự kết thúc của thời kỳ hoàng kim” đối với các tập đoàn từng chiếm 17% vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trong khu vực.

“Thời đại đó đã qua và tôi không nghĩ nó sẽ quay trở lại. Họ (các tập đoàn tư nhân) bị bất ngờ vì sự tăng trưởng chậm lại và dần gặp nhiều rắc rối, khó thích nghi với một môi trường kém màu mỡ hơn. Sau đó còn có đại dịch Covid-19”, ông Felenbok nói. 

Theo Bain & Company, nghiên cứu này là một cuộc "kiểm tra thực tế" đối với các tập đoàn tư nhân trong khu vực và các gia đình giàu có sở hữu chúng.

Không chỉ vậy, ông Felenbok còn cảnh báo rằng việc sụt giảm lợi nhuận của các tập đoàn tư nhân có thể tác động xấu tới tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực.

"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết"

Theo nghiên cứu của Bain, trong số những công ty hoạt động kém nhất theo phân tích giá cổ phiếu trong giai đoạn 2013 - 2022 có Boustead, một trong những tập đoàn đa ngành lâu đời nhất của Malaysia; Lopez Holdings, tập đoàn ngân hàng Philippines; và Lippo Group, một trong những tập đoàn lớn nhất và đa dạng nhất khu vực đến từ Indonesia.

Trái lại, các tập đoàn "thuần túy", tức là có hoạt động kinh doanh chính và không hoạt động đa ngành, có tổng lợi nhuận cổ đông trung bình hàng năm là 11% trong thập kỷ 2013 - 2022, vượt trội đáng kể so với nhóm tập đoàn đa ngành.

Đây là tình trạng hoàn toàn trái ngược so với thập kỷ trước đó, theo Bain. nhóm đa dạng hóa. Bain cho biết điều này trái ngược với tình hình 10 năm trước.

Till Vestring, đối tác tư vấn của Bain có trụ sở tại Singapore, cho biết những thế mạnh truyền thống, chẳng hạn như mối quan hệ tốt với chính phủ, ít được đánh giá cao hơn trước.

“Bầu không khí đã trở nên loãng hơn rất nhiều đối với các tập đoàn khi nền kinh tế khu vực này đã trưởng thành. Việc tuyển dụng nhân tài khó hơn và các chính phủ dần cảnh giác hơn với các công ty đang phát triển mạnh mẽ”, ông Vestring nói.

Nghiên cứu của Bain cũng cho thấy một số tập đoàn đa dạng đã hoạt động tốt bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực như kinh doanh xanh, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe. Một số ví dụ tiêu biểu là Adaro ở Indonesia, Phinma ở Philippines, Emtek ở Indonesia và VinGroup của Việt Nam.

Lợi nhuận của một số tập đoàn đã được cải thiện sau khi họ chia tách hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như Sime Darby Berhad của Malaysia, đã tách thành 3 vào năm 2017.

Xem thêm >> Tập đoàn Hồng Kông muốn hợp tác với Quảng Ninh phát triển dịch vụ hàng không

Theo FT
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.