'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
BIM Group được thành lập năm 1994, là một trong những tập đoàn tư nhân danh tiếng của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực: du lịch và bất động sản, năng lượng, nông nghiệp – thực phẩm, dịch vụ thương mại.
Công ty mẹ của BIM Group là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long – cái tên mang danh vùng đất “phát tích” Hạ Long – Quảng Ninh do ông Đoàn Quốc Việt làm chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật. Ông Việt sinh năm 1955, thường trú tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy thời điểm năm 2013, tại Công ty mẹ - BIM Group, ông Việt nắm 75,09% cổ phần. 24,91% còn lại được sở hữu bởi ông Đoàn Quốc Huy (con trai ông Việt). Tuy nhiên, tháng 8/2013, số cổ phần của ông Huy đã được chuyển nhượng sang cho bà Khổng Thị Hiền (vợ ông Việt).
Năm 2016, Công ty mẹ giảm vốn từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.700 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của ông Việt tăng lên 88,342% còn bà Hiền giảm xuống 11,658%.
Năm 2017, ông Việt nhường ghế tổng giám đốc tại Công ty mẹ cho con trai Đoàn Quốc Huy (sinh năm 1984).
Đầu năm 2018, Công ty mẹ tăng vốn lên 3.150 tỷ đồng. Sau đó vài tháng, vốn điều lệ công ty lại giảm xuống chỉ còn 850 tỷ đồng. Các biến động này không làm thay đổi cơ cấu cổ đông.
Tuy nhiên đến tháng 8/2018, danh sách cổ đông có sự biến động khi ông Đoàn Quốc Việt không còn đứng tên sở hữu mà thay vào đó là Công ty Cổ phần Bất động sản BIM với tỷ lệ sở hữu 99,882%, bà Khổng Thị Hiền giảm xuống 0,118%.
Tháng 6/2021, Công ty mẹ hồi vốn về mức 2.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không đổi. Chi tiết về cổ đông Công ty Cổ phần Bất động sản BIM sẽ được nói rõ trong bài viết sau.
Trở lại với BIM Group, ngoài Công ty mẹ nói trên, tập đoàn này còn một chuỗi công ty hoạt động trong các mảng kinh doanh chính. Trong số này, đáng kể nhất là Công ty TNHH Tập đoàn BIM – doanh nghiệp mới được thành lập vào năm 2018, năm BIM Group tái cấu trúc tập đoàn.
Có lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, Công ty TNHH Tập đoàn BIM có vốn điều lệ tại năm thành lập là 2.300 tỷ đồng do ông Đoàn Quốc Việt làm chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Việt nắm 88,342% cổ phần công ty, số còn lại do vợ ông là bà Khổng Thị Hiền nắm giữ.
Tháng 7/2018, công ty tăng vốn lên 3.150 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của ông Việt nhích lên 88.374% trong khi bà Hiền lùi xuống 11,626%. Đây cũng là lần thay đổi cuối được cập nhật cho đến thời điểm này.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy Công ty TNHH Tập đoàn BIM là một trong những đơn vị quan trọng nhất trong hệ sinh thái BIM Group.
Tổng tài sản của công ty vào năm 2018 là 6.342 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 7.342 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.000 tỷ đồng, tương đương tăng 16%.
Đa phần tài sản của công ty là khoản đầu tư tài chính dài hạn (chủ yếu là đầu tư vào công ty con), đạt giá trị 4.929 tỷ đồng (chiếm 78% tổng tài sản năm 2018) và 4.932 tỷ đồng (chiếm 67% tổng tài sản năm 2019). Điều này cho thấy Công ty TNHH Tập đoàn BIM được lập ra để đóng vai trò công ty mẹ - công ty đầu tư trong hệ thống BIM Group.
Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Tập đoàn BIM là các khoản phải thu ngắn hạn tăng trưởng rất mạnh mẽ, là động lực chính cho sự tăng trưởng của tổng tài sản, từ 1.167 tỷ đồng lên 2.117 tỷ đồng, tương đương tăng 81%. Tuy vậy, tỷ trọng của khoản phải thu ngắn hạn là khá thấp trong tổng tài sản nên chất lượng tài sản khá lành mạnh.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của Công ty TNHH Tập đoàn BIM tăng từ 2.050 tỷ đồng (2018) lên 2.213 tỷ đồng (2019), tương đương tăng hơn 81%. Nợ vay dài hạn đạt 192 tỷ đồng năm 2018 rồi giảm xuống 165 tỷ đồng năm 2019 trong khi nợ vay ngắn hạn không đáng kể.
Vốn chủ sở hữu tính đến năm 2019 đã đạt 5.129 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước, chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên đến 1.979 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, năm 2018, Công ty TNHH Tập đoàn BIM không ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tuy nhiên nhờ doanh thu tài chính rất lớn, đạt 1.149 tỷ đồng, công ty báo lãi sau thuế 1.142 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần đạt 20 tỷ đồng, song giá vốn bằng đúng doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp bằng 0. Doanh thu tài chính vẫn là chủ lực với 799 tỷ đồng, đóng góp toàn bộ cho lợi nhuận sau thuế 785 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy so với năm trước, doanh thu tài chính năm 2019 đã giảm 30% và lợi nhuận sau thuế giảm 31%.
Về dòng tiền, đáng chú ý là dòng tiền kinh doanh. Năm 2018, Công ty TNHH Tập đoàn BIM có dòng tiền kinh doanh dương 692 tỷ đồng do giảm các khoản phải trả (2.003 tỷ đồng). Tuy nhiên, năm 2019, dòng tiền kinh doanh đã đảo chiều âm tới 771 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu (943 tỷ đồng).
Năm 2018, công ty mang 4.929 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, song nhờ có 3.150 tỷ đồng vốn điều lệ, lưu chuyển tiền thuần dương 13 tỷ đồng.
Năm 2019, nguồn tài trợ từ vốn góp không còn, dòng tiền kinh doanh lại âm nặng, dòng tiền hoạt động trông chờ cả vào tiền thu từ lãi cho vay và lợi nhuận được chia. Kết quả là lưu chuyển tiền thuần 2019 dương 19 tỷ đồng, cải thiện hơn so với năm trước đó, đưa tiền và tương đương tiên của công ty tăng lên 33 tỷ đồng tại ngày kết thúc năm 2019...
(còn tiếp)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.