Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại buổi toạ đàm với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng gần đây, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Dương Trí Thành cho biết, hiện hãng đã ước tính lỗ ròng 13.000 tỷ đồng, dù thị trường nội địa đã dần phục hồi.
Nguyên nhân là do từ tháng 4, Vietnam Airlines đã không còn chuyến bay chở khách thương mại quốc tế, trung bình mỗi ngày, hãng chỉ bay 4 chuyến. Đến tháng 6, thị trường khách nội địa của Vietnam Airlines hồi phục, tăng lên mức bằng 84% năm ngoái, nhưng doanh thu thì vẫn rất thấp.
"Các đường bay nội địa phần lớn là chặng ngắn, với giá ưu đãi rẻ để kích thích du lịch, ước tính phải hơn 10 đường bay nội địa mới bằng 1 đường bay quốc tế", ông Thành chia sẻ.
Trước đó, Trưởng ban tài chính kế toán Vietnam Airlines Trần Thanh Hiền cũng khẳng định hãng đang gặp khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nếu không sớm nhận được hỗ trợ từ Chính phủ trong việc bổ sung nguồn vốn thì Vietnam Airlines sẽ cạn tiền mặt vào tháng 8.
Theo đó, Vietnam Airlines đang cần Chính phủ hỗ trợ lên tới 12.000 tỷ đồng. Phương án được đề xuất là phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.
Ngay sau đề xuất của Vietnam Airlines, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bày tỏ mong muốn được tham gia tái cơ cấu Vietnam Airlines, với mục tiêu trở thành cổ đông của doanh nghiệp này.
Hiện hãng hàng không này đang vướng vào một số khó khăn mà không thể giải quyết một sớm một chiều.
Trước hết, nếu Vietnam Airlines tăng vốn theo phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu thì vướng Luật Chứng khoán, do doanh nghiệp này đang lỗ luỹ kế theo báo cáo tài chính quý I, nếu muốn "vượt rào" cần phải trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines chưa có phương án kinh doanh tổng thể lâu dài, cho nên khó có thể dự báo được tương lai của khoản đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này, trong trường hợp SCIC đồng ý chi tiền.
"Cần có phương án tổng thể, để khi đầu tư phải duy trì được, giờ này năm sau không phải giải cứu nữa", Phó Tổng giám đốc SCIC Đinh Việt Tùng nhận định.
Quan trọng nhất, vì SCIC là doanh nghiệp nhà nước nên phải thực hiện theo Luật 69 (Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp). Tại khoản 6, điều 5 Luật 69, cơ quan chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc phát triển vốn. Trong giai đoạn hiện nay, SCIC không thể đảm bảo khoản đầu tư vào Vietnam Airlines sẽ bảo toàn, và phát triển vốn, vì chưa thể dự báo thời điểm doanh nghiệp hàng không này phục hồi.
Một vấn đề nữa là theo Luật 69, kinh doanh vận tải hàng không - lĩnh vực hoạt động của Vietnam Airlines không thuộc ngành nghề Nhà nước phải đầu tư vốn. Vì vậy, Vietnam Airlines phải xây dựng phương án tổng thể, để công khai, minh bạch, rõ ràng.
Trao đổi với VietnamFinance, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay Chính phủ và Quốc hội đã có những động thái kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hàng không, đơn cử như nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay mới đây, hoặc chính sách giảm thuế phí xăng dầu, chậm khấu hao trước đó.
Về việc Vietnam Airlines xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, theo PGS.TS Ngô Trí Long, vấn đề này có thể khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp, liệu có sự thiên vị hay không?
Tuy nhiên, ông Long cho rằng ngành hàng không là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu để phục hồi kinh tế, cho nên nếu có "giải cứu" thì cần kế hoạch xuyên suốt, dài hạn, đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước hay của SCIC, cũng là tiền của nhân dân được sử dụng cẩn trọng, tránh mắc sai lầm.
Đồng thời, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả còn cho rằng việc hỗ trợ nguồn vốn của Chính phủ chỉ là giải pháp ngắn hạn, nhằm khuyến khích doanh nghiệp duy trì hoạt động, điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của chính bản thân các doanh nghiệp.
Cũng theo PGS.TS Ngô Trí Long, để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines, doanh nghiệp này cần lên nhiều phương án tái cấu trúc nội tại, tiếp tục cắt giảm chi phí, giãn nợ, xin giảm lãi suất, chấp nhận giảm lương của người lao động, phương án tổng thể lâu dài... Để từ đó, có thể nhận được sự hỗ trợ không chỉ từ Nhà nước, mà còn đến từ các nhà đầu tư khác.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, việc "giải cứu" Vietnam Airlines bằng khoản đầu tư hàng nghìn tỷ là khá mạo hiểm. Cách tốt nhất là tư nhân hoá hơn nữa Vietnam Airlines.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Vietnam Airlines là hãng hàng không lớn, có thể tự cạnh tranh với tất cả các đối thủ khác trong lĩnh vực, nên không có lí do nào khiến Chính phủ phải nắm giữ quyền sở hữu lớn như thời điểm hiện nay.
"Chính phủ nên có lộ trình thoái vốn dài hạn, có thể từ nay đến 3 năm nữa, chứ không thể thoát 100% vốn ngay lúc này, Theo tôi, đó là giải pháp hữu hiệu nhất", TS. Hiếu nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.