Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 8/3, tập đoàn dầu mỏ lớn Shell đã xin lỗi về việc mua một lô hàng dầu của Nga được chiết khấu cao, đồng thời tuyên bố sẽ không tham gia vào mọi hoạt động mua dầu và khí đốt của Nga.
“Bước đầu tiên và ngay lập tức, công ty sẽ ngừng mọi hoạt động mua dầu thô của Nga giao ngay. Chúng tôi cũng sẽ đóng cửa các trạm dịch vụ, nhiên liệu hàng không và hoạt động bôi trơn ở Nga”, công ty đưa ra thông báo.
Trước đó chỉ vài ngày, Shell đã mua 100.000 tấn dầu thô chủ lực Urals từ Nga. Theo báo cáo, số dầu thô này được hãng mua với mức chiết khấu kỷ lục, do nhiều công ty tránh xa dầu của Nga. Hãng cũng tuyên bố việc mua bán không vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây.
Việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty dầu khí của Anh tuyên bố rút khỏi Nga, ngưng mọi hoạt động liên doanh với tập đoàn Nga Gazprom để phản đối việc Moscow tấn công Ukraine.
Chính vì vậy, công ty đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề về việc mua bán, bao gồm cả từ Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, người đã thúc giục các công ty cắt đứt mọi quan hệ kinh doanh với Nga.
Trong thông báo mới nhất ngày 8/3, Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden cho biết công ty “nhận thức sâu sắc rằng quyết định của chúng tôi vào tuần trước là mua một lô hàng dầu thô của Nga để tinh chế thành các sản phẩm như xăng và dầu diesel - mặc dù được thực hiện với sự đảm bảo về nguồn cung cấp hàng đầu trong suy nghĩ của chúng tôi - không đúng và chúng tôi rất tiếc".
Ông Van Beurden nói thêm rằng những thách thức xã hội do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra “làm nổi bật tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc gây áp lực lên chính phủ Nga và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, an toàn trên khắp châu Âu”.
Sau tuyên bố ngừng mua dầu của Nga, cổ phiếu của Shell giảm 0,2% tại London vào chiều 8/3. Bà Susannah Streeter, nhà phân tích thị trường và đầu tư cấp cao tại công ty môi giới Hargreaves Lansdown, cho biết lời xin lỗi cho thấy làn gió thay đổi đang thổi qua thế giới doanh nghiệp mạnh mẽ như thế nào.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng việc Shell ngưng mua dầu từ Nga do nắm được thông tin Mỹ và Anh chuẩn bị cấm nhập khẩu dầu Nga. Bởi lẽ, cùng ngày 8/3, tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ra lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, theo sau một quyết định tương tự từ đồng minh Anh.
Nếu không nhanh chóng cắt đứt quan hệ giao thương với Nga, Shell chắc chắn sẽ nằm trong danh sách trừng phạt tiếp theo, khiến công ty này buộc phải lựa chọn giữa lợi nhuận trước mắt và các cơ hội kinh tế trong tương lai.
Xem thêm >> Ngưng hoạt động tại Nga, Shell tuyên bố vẫn mua dầu với chiết khấu cao
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.