Siêu tổng công ty và đòi hỏi cải tổ

Thảo Nguyên - 22/02/2017 08:33 (GMT+7)

Không phải đến nay, hiệu quả hoạt động của SCIC mới được đặt ra, song nhiều vấn đề liên quan đến mô hình.

Không phải đến nay, hiệu quả hoạt động của SCIC mới được đặt ra, song nhiều vấn đề liên quan đến mô hình, cơ chế và nguồn lực của "siêu" tổng công ty này vẫn chưa được điều chỉnh, hoàn thiện. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đó là tính minh bạch của SCIC song các thông tin của doanh nghiệp rất ít và chậm được công bố. 

Trong danh mục triển khai bán vốn được TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố hồi giữa năm ngoái, chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn Nhà nước yêu cầu bán hết vốn gồm Công ty CP FPT và Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang. Một số doanh nghiệp "khủng" nếu thoái vốn có thể mang về ngay cho ngân sách cả tỷ USD đã không được đưa vào lộ trình, trong đó phải kể đến Vinamilk.

Quyết định này của HĐQT và Tổng giám đốc SCIC hoàn toàn dễ hiểu bởi Vinamilk đang được ví như "con bò sữa" của "siêu" tổng công ty này. Chỉ riêng khoản cổ tức đợt 2 năm 2015 của Vinamilk đã mang lại cho SCIC khoản tiền mặt 3.246 tỷ đồng, chiếm hơn 64% nguồn thu từ cổ tức và hơn 30,6% tổng nguồn thu của cả doanh nghiệp!

Nhìn từ trường hợp của Vinamilk cũng như một vài doanh nghiệp lớn khác mà SCIC đang quản lý, như Nhựa Tiền Phong, FPT, Traphaco..., có thể thấy nguồn thu chủ yếu của SCIC đến từ đâu và hiệu quả hoạt động của "siêu" tổng công ty này đã thực sự như mục tiêu, kỳ vọng?

Như tên gọi, 2 vai trò quan trọng của SCIC là quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước. Tuy nhiên, sau chục năm thành lập, vai trò đầu tư của SCIC vẫn rất mờ nhạt, thể hiện qua kết quả kinh doanh, gần 48% là từ cổ tức; hơn 42% là từ bán vốn và chưa đầy 10% từ doanh thu tài chính, trong đó chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng!

Không phải đến nay, hiệu quả hoạt động của SCIC mới được đặt ra, song nhiều vấn đề liên quan đến mô hình, cơ chế và nguồn lực của "siêu" tổng công ty này vẫn chưa được điều chỉnh, hoàn thiện. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đó là tính minh bạch của SCIC song các thông tin của doanh nghiệp rất ít và chậm được công bố.

Đơn cử, thời điểm này đã là đầu năm 2017, song báo cáo tài chính mới nhất mà SCIC cung cấp ra thị trường là của 6 tháng đầu năm 2015! Sự thiếu minh bạch cũng dễ dẫn tới tùy tiện trong việc nhận chuyển giao hay thoái bớt vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp quản lý, đơn cử như là thoái thác nhận chuyển giao hay thẳng tay thoái vốn tại những doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ, song lại khư khư giữ lấy những "con bò sữa" kiểu Vinamilk.

Nguồn nhân lực của SCIC cũng là một dấu hỏi nghi ngại khi lãnh đạo chủ chốt, đồng thời đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp phần lớn là cán bộ lãnh đạo của một số cơ quan quản lý, rất ít kinh nghiệm về kinh doanh. Chưa kể, phụ cấp của đội ngũ này không khác gì nhân viên hành chính sự nghiệp, thiếu hẳn cơ chế khuyến khích bằng quy định thưởng gắn với hiệu quả hoạt động.

Có thể thấy, vai trò của SCIC với doanh nghiệp không khác biệt nhiều so với cách thức quản lý vốn Nhà nước hiện hành của bộ chuyên ngành hay địa phương. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều bộ, ngành, địa phương và bản thân doanh nghiệp ấm ức, trì hoãn chuyển giao vốn về cho SCIC.

Chục năm hoạt động đủ để xem xét lại mô hình, cách thức, hiệu quả hoạt động của SCIC, liệu có phù hợp với thực tế? Để SCIC thực sự phát huy vai trò như mục tiêu đặt ra, cần phải tạo ra đột phá về cơ chế, nguồn lực của doanh nghiệp này. Trong đó, cơ chế phải theo hướng được tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các hình thức, cách thức đầu tư.

Muốn thế, bộ máy nhân sự phải đảm bảo đủ năng lực để đưa ra những quyết định quan trọng này. Để làm được như vậy, chế độ lương, thưởng phải đủ sức hấp dẫn người tài; đi kèm công khai, minh bạch nhằm đảm bảo sự giám sát của cơ quan quản lý, nhà đầu tư và xã hội. 

Theo Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vận đen đeo bám, VNDIRECT ‘vỡ kế hoạch’ ĐHĐCĐ thường niên 2024

Vận đen đeo bám, VNDIRECT ‘vỡ kế hoạch’ ĐHĐCĐ thường niên 2024

(VNF) - Là đơn vị gần như cuối cùng trong ngành chứng khoán tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, song VNDIRECT không thể tiến hành cuộc họp do không đủ túc số.

Công ty liên quan đến Đầu tư tài sản Koji (KPF) báo lỗ hơn 5 tỷ đồng

Công ty liên quan đến Đầu tư tài sản Koji (KPF) báo lỗ hơn 5 tỷ đồng

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu và bà Trần Thị Dịu Hòa - người từng là cổ đông lớn của doanh nghiệp này đều ít nhiều có mối liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji (KPF).

Anh vượt Pháp thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu sau 'canh bạc bầu cử' của TT Macron

Anh vượt Pháp thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu sau 'canh bạc bầu cử' của TT Macron

(VNF) - Biến động chính trị ở Pháp đã khiến Paris mất vị trí thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu, chỉ chưa đầy 2 năm sau khi giành được ngôi vị đó từ sàn giao dịch chứng khoán London (Vương quốc Anh).

KITA Group sẵn sàng kí kết hợp tác chiến lược phát triển và giới thiệu dự án KITA Capital

KITA Group sẵn sàng kí kết hợp tác chiến lược phát triển và giới thiệu dự án KITA Capital

(VNF) - Với chủ đề “Master Grand - Đại kiện tướng”, lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án KITA Capital của KITA Group sẽ diễn ra vào ngày 18/6/2024 tại Lotte Tây Hồ, Hà Nội.

Nghịch lý doanh nghiệp xin được chịu thuế VAT để giảm giá bán

Nghịch lý doanh nghiệp xin được chịu thuế VAT để giảm giá bán

(VNF) - Trong khi các ngành nghề khác xin được giảm thuế thì các doanh nghiệp phân bón lại xin được chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 5%.

Lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để trốn thuế, rửa tiền... bị phạt 100 triệu

Lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để trốn thuế, rửa tiền... bị phạt 100 triệu

(VNF) - Các đối tượng tội phạm lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản thanh toán để sử dụng vào các mục đích rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo… Việc cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.

'Mỹ đi sau Trung Quốc 15 năm trong phát triển năng lượng hạt nhân'

'Mỹ đi sau Trung Quốc 15 năm trong phát triển năng lượng hạt nhân'

(VNF) - Theo một báo cáo mới được công bố, Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong việc phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao, do cách tiếp cận công nghệ được nhà nước hậu thuẫn và nguồn tài chính dồi dào của Bắc Kinh mang lại lợi thế cho nước này.

Hà Nội đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2: Dân kêu 'thấp vô cùng'

Hà Nội đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2: Dân kêu 'thấp vô cùng'

(VNF) - Cử tri quận Hoàng Mai vừa có kiến nghị TP. Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000 đồng/m2. Cử tri cho rằng, giá trên chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Nhân dân tệ có khả năng ‘gây hỏa hoạn’ khi căng thẳng thương mại gia tăng

Nhân dân tệ có khả năng ‘gây hỏa hoạn’ khi căng thẳng thương mại gia tăng

(VNF) - Trung Quốc đang tìm cách duy trì tăng trưởng trước những hạn chế trong nước và toàn cầu. Đầu tư nội địa và tăng cường xuất khẩu tất nhiên vẫn là chiến lược chính của nước này nhưng điều này cũng có khả năng tiếp tục thổi bùng ngọn lửa bảo hộ ở những nơi khác. Dự kiến ​​quan điểm về giá trị tương đối của đồng nhân dân tệ so với đồng USD và các loại tiền tệ khác sẽ cứng rắn hơn trong thời gian tới.

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

(VNF) - Sau khi Bộ Công Thương công bố quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ, sắc xanh đã phủ kín nhóm cổ phiếu thép trong phiên giao dịch sáng nay.

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

(VNF) - Thi công chậm tiến độ, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và đã có dấu hiệu xuống cấp, dự án FLC Lux City Quy Nhơn bị cơ quan chức năng nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng đến nay vẫn trong tình trạng ngổn ngang, chưa biết ngày hoàn thành.