Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hoàn tất cơ sở pháp lý
Từ tháng 1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban do đồng chí Vương Ðình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Tổ trưởng với nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ việc thành lập Ủy ban.
Với sự chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ thành lập Ủy ban. Cùng với đó, hai văn bản pháp lý quan trọng là Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ủy ban và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban đã được Thủ tướng giao hai cơ quan tương ứng là Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Tài chính soạn thảo.
Ðối với dự thảo Nghị định, sau khi lấy ý kiến của các thành viên, Chính phủ đã gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tháng 8 vừa qua, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến chính thức.
Hiện nay, cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đang tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh sửa dự thảo Nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành Quy chế chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban cũng được Bộ Tài chính dự thảo và gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Ðược biết, theo kế hoạch làm việc của Tổ công tác về thành lập Ủy ban, cả hai văn bản dự thảo nêu trên sẽ được Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ và Tổ công tác cho ý kiến để cơ quan soạn thảo hoàn thiện và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành ngay trong tháng 9 này.
Theo dự thảo gần nhất của hai văn bản pháp lý nêu trên, sẽ có 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ về Ủy ban. Tổng hợp báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2017 của 19 DN, tổng số vốn nhà nước khoảng 991 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng.
Theo Viện trưởng Nghiên cứu kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Ðình Cung, hiện nay, nhiều DN có tên trong danh sách sẽ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban đang có tâm lý chờ đợi, đón xem tới đây sẽ thay đổi thế nào. Vì vậy, nếu Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban được ký ban hành trong tháng 9 này sẽ là văn bản quan trọng giúp chấm dứt tâm lý chờ đợi của các DNNN trong danh sách sẽ chuyển giao đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban.
Xây dựng bộ máy nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin
Bên cạnh việc hoàn tất cơ sở pháp lý để Ủy ban hoạt động, theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ, các công việc khác liên quan đến chuẩn bị bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất cho việc ra đời và đi vào hoạt động của Ủy ban cũng đã và đang được các bộ, ngành và Ủy ban khẩn trương hoàn tất.
Bên cạnh vị trí Chủ tịch Ủy ban được bổ nhiệm từ đầu năm, mới đây, Thủ tướng đã bổ nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ đã chỉ đạo các bộ liên quan và Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước rà soát, giới thiệu nguồn nhân sự có năng lực, kinh nghiệm để Ủy ban xem xét, chọn lựa. Theo đề xuất của Bộ Tài chính và Ủy ban, lãnh đạo Chính phủ cũng đã bố trí trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động bước đầu cho Ủy ban.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, Ủy ban sẽ đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhân sự, lựa chọn tuyển dụng cán bộ, công chức trên cơ sở bộ máy tinh gọn, triển khai công việc trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Ðể chuẩn bị cho công tác cán bộ, Ủy ban đã làm việc với các bộ, ngành liên quan và Bộ Nội vụ để lên phương án tiếp nhận, điều chuyển biên chế, tuyển dụng. Mục tiêu là có được đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, trình độ và kinh nghiệm phù hợp để khi nhận công tác tại Ủy ban có thể làm việc được ngay, không tạo khoảng trống trong công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, bảo đảm tính liên tục trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cùng với đó, Ủy ban cũng chủ động xây dựng hệ thống quy trình, quy chế nội bộ để ngay khi hình thành bộ máy nhân sự có thể đi vào hoạt động. Trong thời gian qua, Ủy ban đã xây dựng hơn 40 quy chế, bao gồm: Bảy quy chế nghiệp vụ, 28 quy chế quản trị nội bộ và chín quy chế/đề án khác.
Trong hệ thống quy chế này, đến nay Ủy ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất về: tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước, quản trị vốn tại DN, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả DN, thẩm định dự án và quản lý hoạt động đầu tư của DN, quản trị rủi ro và quy chế về người đại diện vốn, người quản lý DN. Các đề án, quy chế về bộ máy quản trị nội bộ và nhân sự của Ủy ban cũng đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ ngay sau khi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban được Chính phủ ban hành.
Cũng trong thời gian qua, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vốn nhà nước cũng được Ủy ban đặc biệt quan tâm. Theo Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, hiện nay, phần mềm Bộ Chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả DN đã được Ủy ban cơ bản hoàn thành và đang triển khai kết nối các DN. Hệ thống này sẽ giúp giảm thời gian lập, gửi và tổng hợp báo cáo của DN đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, đồng thời giúp Ủy ban theo dõi, giám sát thường xuyên, đánh giá kịp thời tình hình hoạt động, nhân sự, tình hình tăng, giảm tổng giá trị vốn nhà nước tại DN,...
Tháng 2/2018, khi dự lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ủy ban và trao Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Ủy ban cần đi tiên phong, đổi mới phương pháp quản lý. Trong dài hạn, Ủy ban phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm được giao, nhất là hai nội dung chính: đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mọi mặt của các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
7 tập đoàn và 12 tổng công ty dự kiến chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban: 1 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 2 - Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) 3 - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 4 - Tập đoàn Cao-su Việt Nam (VRG) 5 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) 6 - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 7 - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 8 - Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 9 - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) 10 - Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) 11 - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) 12 - Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam (VNR) 13 - Tổng công ty Ðầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) 14 - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) 15 - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) 16 - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) 17 - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) 18 - Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) 19 - Tổng công ty Cà-phê Việt Nam (Vinacafe) |
Xem thêm: Để tiền không kỳ hạn trong tài khoản ngân hàng nào đang có lợi nhất?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.