'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi suất huy động ở các ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người gửi tiền, và việc lãi suất gần đây được đẩy lên cao lại càng thu hút sự chú ý nhiều hơn.
Với biểu lãi suất cập nhật tại cuối thời điểm tháng 8/2018 thì lãi suất kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng cao nhất vẫn là trần 5,5%/năm nhưng mức thấp nhất thì chỉ 4,1% - 4,2%/năm. Còn ở các kỳ hạn 6 tháng đến dưới 1 năm thì lãi suất quanh 6 – 6,5%/năm nhưng kỳ hạn xa hơn nữa thì quanh 7,3%/năm, thậm chí có nhiều ngân hàng nhỏ đẩy lên trên 8%năm và "quán quân" đang là 8,5 - 8,6%/năm.
Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng được nới lên khá rộng, từ 1,1 - 1,5 điểm phần trăm giữa mức cao nhất và thấp nhất.
Trong cấu phần tiền gửi ở các ngân hàng có tỷ trọng khá lớn lượng tiền gửi không kỳ hạn - tức gần như không có lãi. Một thống kê sơ bộ của chúng tôi cho thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi của các ngân hàng dao động từ 10 – 30%, trong đó Vietcombank đang là ngân hàng hưởng nguồn tiền này nhiều nhất với tỷ trọng khoảng 28% trong 6 tháng đầu năm nay.
Gần như không có lãi tức là vẫn là có lãi. Nếu như các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên được các ngân hàng đẩy lên cao kịch trần (với các kỳ hạn có quy định) thì với các khoản không kỳ hạn lại chẳng mấy ngân hàng chi trả mức trần.
Thống kê cho thấy, mức lãi suất không kỳ hạn thấp nhất hiện nay là 0,1%/năm, thuộc về các ngân hàng như BIDV, VietinBank, Vietcombank, VIB.
Mức lãi suất không kỳ hạn tốt hơn, dao động từ 0,3 – 0,6%/năm thuộc về các ngân hàng Sacombank, Techcombank, OCB, TPBank, ACB…
Lãi suất cao nhất được áp dụng là 1%/năm tập trung chủ yếu ở các ngân hàng nhỏ, còn nhóm ngân hàng lớn thì có LienVietPostBank, VPBank.
Lãi suất không kỳ hạn là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng chi trả cho các khoản tiền nằm trong tài khoản thanh toán, tài khoản ATM hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng người gửi tiền rút trước hạn. Lãi suất nhóm này thấp vì các ngân hàng không thể sử dụng nguồn tiền đó, cho dù nhiều, để cho vay theo kỳ hạn bởi vướng ràng buộc về chính sách trong tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Làm sao để chọn được kỳ hạn gửi tiền cho lãi cao nhất?Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài mức lãi suất công bố thì chọn kỳ hạn cũng là điều quan trọng người gửi tiền cần chú ý để hưởng lãi suất tối đa. - Các kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng thường có mức lãi suất chênh lệch không đáng kể, vì thế nếu cần tiền trong ngắn hạn thì người gửi nên cân nhắc kỳ hạn 1 tháng hoặc 3 tháng. -Với các khoản tiền dự tính sẽ dùng đến trong vòng 1-3 tuần (tức không thể gửi được 1 tháng) thì người gửi tiền nên chọn kỳ hạn 1 tuần chứ đừng để không kỳ hạn, vì lãi suất sẽ cao hơn lãi suất không kỳ hạn và lãi suất 1 tuần, 2 tuần hay 3 tuần cũng thường như nhau, phổ biến là 1%/năm. -Với các khoản tiền không dùng đến trong vòng 1 năm tới, người gửi tiền nên cân nhắc chọn kỳ hạn 12 tháng hoặc 13 tháng vì đây thường là các kỳ hạn mà ngân hàng trả lãi cao nhất. Việc lựa chọn kỳ hạn đúng với nhu cầu sử dụng tiền trong tương lai sẽ giúp người gửi tiền tránh được việc phải để tiền "chết" một chỗ khi chưa có nhu cầu cũng như tránh bị rút tiền trước hạn vì lãi suất khi đó sẽ bị ngân hàng áp dụng là không kỳ hạn. |
Xem thêm >> Thông tin bất ngờ vụ gửi xe ô tô ở Bệnh viện Nhi Trung ương hết 1,7 triệu đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.