Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đánh giá sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, dư nợ tín dụng dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Trong đó, một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng có thể kể đến như: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu tập trung ở các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu; Khai khoáng tập trung chủ yếu vào than, dầu thô, quặng kim loại; Công nghiệp chế biến - chế tạo tập trung ở ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, xi măng, chế biến gỗ; Các dự án BOT, BT giao thông.
Cùng với đó là các ngành Kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng; Vận tải; Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Giáo dục và đào tạo; Hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khỏe, giặt là, cắt tóc, hiếu hỉ....
Ngân hàng Nhà nước ước tính, trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và còn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và khả năng phục hồi của các tổ chức tín dụng yếu kém.
Trong quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và người đi vay, ngân hàng thường là phía nắm đằng chuôi. Người đi vay nếu không trả được nợ sẽ vào diện nợ xấu và theo đó, sẽ không được các ngân hàng trong toàn hệ thống cấp khoản vay mới trong tương lai. Đặc biệt, do đa phần các khoản vay do ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp là vay thế chấp nên ngân hàng cũng nắm trong tay tài sản đảm bảo.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo theo đình trệ và suy thoái kinh tế như hiện nay, việc các ngân hàng sở hữu bao nhiêu tài sản bảo đảm là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá mức độ thiệt hại của các ngân hàng khi "bão Covid-19" ập đến. Về cơ bản, lượng tài sản bảo đảm càng lớn so với dư nợ cho vay thì mức độ thiệt hại càng thấp, bởi khả năng thu hồi được nợ khi phát sinh nợ xấu sẽ cao hơn.
Biểu đồ tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm so với dư nợ cho vay và tỷ lệ giá trị bất động sản trong tài sản bảo đảm của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thống kê của VietnamFinance đối với 22 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, MB là ngân hàng có tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm so với dư nợ cho vay cao nhất, lên tới 3,12 lần, hay nói cách khác, giá trị tài sản bảo đảm gấp 3,12 lần dư nợ cho vay.
Hai vị trí tiếp theo thuộc về TPBank (3,01 lần) và HDBank (2,92 lần). Trường hợp của HDBank gây ngạc nhiên khi trong dư nợ cho vay của ngân hàng này có một lượng lớn là cho vay tín chấp qua công ty tài chính tiêu dùng HD Saison, tuy nhiên giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ cho vay vẫn cao.
Trường hợp của VPBank cũng vậy. Một lượng lớn dư nợ cho vay của ngân hàng này là cho vay tín chấp thông qua công ty tài chính tiêu dùng FE Credit, tuy nhiên tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm của ngân hàng này vẫn ở mức khá, đạt 2,54 lần.
Đáng chú ý nhất khi xem xét mức độ đảm bảo dư nợ bằng tài sản là hiện tượng các ngân hàng thương mại quốc doanh lại có tỷ lệ tài sản bảo đảm thấp hơn hẳn các ngân hàng thương mại tư nhân, trong đó bất ngờ nhất là trường hợp của Vietcombank - một ngân hàng nổi tiếng không chỉ về mức độ sinh lời mà còn về mức độ an toàn với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu thường xuyên ở mức cao nhất hệ thống.
Cụ thể, Vietcombank đứng áp chót danh sách 22 ngân hàng được thống kê với tỷ lệ tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ cho vay ở mức 1,67 lần.
Với các ngân hàng quốc doanh còn lại, BIDV đứng chót bảng với 1,47 lần, Agribank cũng ở mức thấp với 1,77 lần. Đây cũng là hai ngân hàng thương mại có quy mô dư nợ lớn nhất hệ thống, điều này phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản bảo đảm bởi quy mô dư nợ càng lớn càng khó đảm bảo bằng lượng tài sản lớn, tỷ lệ đảm bảo thường "sát trần" hơn.
Khác với 3 trường hợp trên, VietinBank ghi nhận mức độ đảm bảo dư nợ bằng tài sản ở mức khá, đạt 2,12 lần.
Đi sâu vào cơ cấu tài sản bảo đảm, bất động sản là tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Tuy nhiên, xuất hiện sự phân hóa đáng chú ý: các ngân hàng có mức độ đảm bảo dư nợ bằng tài sản cao thường có tỷ trọng tài sản bảo đảm là bất động sản thấp.
Hiện tượng này thấy rất rõ khi nhìn vào hai nửa của biểu đồ trên.
Nhìn chung tại Việt Nam, bất động sản vẫn là tài sản bảo đảm được các ngân hàng ưa thích nhất và do đó, thường được cho vay với tỷ lệ cao hơn các loại tài sản bảo đảm khác. Đây là nguyên nhân quan trọng lý giải cho hiện tượng trên.
Tầm quan trọng của mức độ đảm bảo dư nợ bằng tài sản ngày càng được đề cao trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng ngày một nặng nề đến nền kinh tế. Các ngân hàng có xu hướng gia tăng tỷ lệ tài sản bảo đảm trong thời kỳ này nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và thiệt hại phát sinh.
Như trường hợp có tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp như Vietcombank, trong báo cáo thường niên công bố gần đây, ban lãnh đạo ngân hàng này khẳng định sẽ tăng tỷ lệ tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ, rút giảm tín dụng đối với ngành rủi ro, khách hàng không có tài sản bảo đảm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.