Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Evergrande là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số bán hàng vào năm 2020. Giống như nhiều chủ đầu tư Trung Quốc, công ty bán căn hộ cho người tiêu dùng trước khi hoàn thành, giúp tạo ra vốn cho các dự án trong tương lai.
Nhưng chu kỳ dòng tiền đó đang gặp vấn đề. Mặc dù công ty có khả năng bán tài sản và tìm cách thanh toán kịp thời, nhưng theo báo cáo của S&P, “khoản nợ vốn đã khổng lồ của Evergrande sẽ nhanh chóng trở nên lớn hơn”.
Theo S&P, kể cả Evergrande có cố gắng ngăn chặn tình trạng vỡ nợ bằng cách trả tiền vào phút chót, thì thử thách thật sự của “bom nợ” sẽ tới vào khoảng tháng 3 - 4/2022, khi họ phải thanh toán khoản tiền gần 3,5 tỷ USD nợ lãi trái phiếu đến hạn.
Nếu như trong những lần thoát vỡ nợ trong gang tấc gần đây, Evergrande chỉ phải xoay sở với những khoản tiền vài trăm triệu USD, thì con số 3,5 tỷ USD chắc chắn là một bài toán khó với công ty bất động sản này, nhất là trong bối cảnh việc kinh doanh của họ không còn ổn định, số cổ phần nắm giữ trong các công ty khác bị bán dần, thậm chí chủ tịch tập đoàn cũng đang phải thế chấp tài sản cá nhân.
“Công ty đã không còn khả năng bán các bất động sản mới, có nghĩa là mô hình kinh doanh chính của họ không còn tồn tại một cách hiệu quả. Điều này khiến cho việc hoàn trả đầy đủ các khoản nợ khó mà xảy ra”, nhà phân tích của S&P cho biết.
“Chúng tôi vẫn tin rằng khả năng xảy ra vỡ nợ của Evergrande là rất cao,” S&P nhận định.
Trước khi S&P công bố báo cáo về tình hình của Evergrande, chính quyền Bắc Kinh đã nhiều lần ra mặt trấn an các nhà đầu tư và người dân rằng tình hình của tập đoàn bất động sản này “có thể kiểm soát được” và không có nguy cơ lan ra toàn nền kinh tế.
Tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vẫn cho rằng Evergrande là “trường hợp duy nhất” và hầu hết các nhà phát triển bất động sản khác đều ổn định.
Lý giải tình huống này, các nhà phân tích của S&P cho biết: “Chúng tôi tin rằng chính phủ muốn nới lỏng Evergrande theo cách có kiểm soát được, hoặc để một cuộc tái cơ cấu nợ có trật tự diễn ra”.
“Các nhà chức trách muốn tối đa hóa số lượng căn nhà được bán trước mà Evergrande hoàn thành để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà và để trả nợ cho các nhà thầu và các doanh nghiệp nhỏ khác đã hỗ trợ công ty”.
Sau khi báo cáo của S&P được đưa ra, phía Evergrande không đưa ra bất kỳ phản hồi nào.
Trong một diễn biến gần đây, cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của nhà phát triển này đã giảm hơn 5% vào ngày 18/11, mặc dù có tin rằng họ đã đạt được thỏa thuận thu được 273 triệu USD trong một thương vụ bán cổ phần.
Xem thêm >> Evergrande chịu lỗ để bán tháo cổ phần, chuẩn bị cho lần trả lãi tiếp theo
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.