'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều nay (1/4), Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) đã họp báo về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1 về bầu HĐQT và ban kiểm soát. Chủ trì cuộc họp là ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà (2 thành viên HĐQT khởi kiện công ty) trong các buổi họp HĐQT, ông Thanh cho biết các cuộc họp của Vinaconex đều được diễn ra một cách công khai minh bạch và có sự tham gia của tất cả các thành viên HĐQT, bao gồm cả ông Trung và ông Hà.
Cụ thể, tại phiên họp đầu tiên, 100% thành viên đã biểu quyết ông Đào Ngọc Thanh làm Chủ tịch Vinaconex và các nội dung khác của cuộc họp.
Phiên họp thứ 2 được tổ chức nhằm thông qua quy chế hoạt động của công ty, trong đó có quy chế tài chính.
Ông Thanh cho biết trước đây, Vinaconex không có cơ chế chịu trách nhiệm và giá trị tối đa mà Chủ tịch HĐQT được ký là 5 tỷ đồng.
Theo ông Thanh, với cơ chế trên thì Vinaconex không thể phát triển. Ông đưa ra ví dụ công ty vừa đấu giá dự án lên tới 1.100 tỷ đồng, nếu giữ cơ chế cũ thì không bao giờ làm được.
Tại phiên họp thứ 2 này, Star Invest và Cường Vũ không thông qua quy chế hoạt động và quy chế tài chính. Tuy nhiên, theo luật, có 5 phiếu ủng hộ nên quy chế được thông qua.
Ông Thanh cho biết phiên họp thứ 3 liên quan đến khu công nghiệp tại Láng Hòa Lạc, lập công ty cơ điện và thành lập công ty quản lý các trường học. Các nội dung được thông qua.
Liên quan đến dự án Splendora, hình thành trước khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông của Vinaconex, ông Thanh cho biết đã trả xong tiền cho nhà nước với 200ha đất thương mại. Cơ cấu sở hữu gồm Phú Long và Vinaconex, mỗi bên nắm giữ 50%.
Ông Thanh chia sẻ dự án cần có bộ máy để thực hiện. Đầu tiên, Vinaconex đề cử ông Thân Thế Hà là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) nhưng ông Hà lại đại diện cho Phú Long. Người thứ hai là ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Phú Long).
"Chúng tôi đã nhiều lần triệu tập họp HĐQT của An Khánh JVC nhưng bên còn lại không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc", ông Thân Thế Hà chia sẻ.
“Ông Thanh nói không thể để tình trạng này xảy ra và quyết định phải quyết tâm triển khai”, ông Thân Thế Hà nói thêm.
Sau đó, trực tiếp ông Đào Ngọc Thanh về làm Chủ tịch HĐQT của Splendora.
Thông tin tại buổi họp báo, ông Dương Văn Mậu, Phó tổng giám đốc, thành viên HĐQT Vinaconex, cho hay trước đó ngày 27/3, Vinaconex nhận được đồng thời 2 văn bản của Toà án nhân dân quận Đống Đa, bao gồm: thông báo thụ lý vụ kiện và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, buộc Vinaconex tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019 cho đến khi có bản án, quyết định của toà án.
“Văn bản thụ lý từ ngày 25/3 nhưng Tổng công ty không nhận được. Tới ngày 27/3, không hiểu sao lại đến cùng lúc với văn bản quyết định áp dụng biện pháp tạm thời. Trước thời điểm đó, khoảng 12h trưa thì văn bản này đã có trên mạng rồi, không hiểu có nhóm nào đó với động cơ gì mà có văn bản đó”, ông Mậu nói.
Đại diện Vinaconex cho rằng có điểm “bất thường” khi ngày 25/3, Toà án thụ lý vụ án, ngày 26/3 có 2 người rút đơn nhưng tới ngày 27/3, 2 cổ đông còn lại không nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng thẩm phán vẫn ra quyết định là "vội vàng, trái quy định".
Hiện, Vinaconex đang thuê công ty định giá toàn bộ thiệt hại do quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án nhân dân quận Đống Đa gây ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.