'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giá khí thiên nhiên thế giới (natural gas) giao ngay tại Henry Hub đạt mức 6,3 USD/mmbtu vào đầu tháng 10, tăng 143% so với mức đầu năm 2021 và tăng 143% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giá khí 6,3 USD/mmbtu cũng là mức cao nhất tính từ tháng 12/2008.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo cập nhật tình hình giá khí thế giới và cổ phiếu khí của Việt Nam vừa công bố, có nhiều nguyên nhân khiến giá khí tăng mạnh.
Thứ nhất là nhu cầu phục hồi nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại.
Cụ thể, các nền kinh tế thế giới đang dần mở cửa trở lại, đặc biệt các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sau tác động của biến thể Delta. Nhu cầu sử dụng năng lượng cho sản xuất nói chung và khí nói riêng đã phục hồi mạnh mẽ tại các khu vực này qua các tháng. Đáng nói là nhu cầu tiêu thụ tăng nhiều hơn so với mức tăng của nguồn cung, khiến giá khí được đẩy lên cao. Đặc biệt là đối với khu vực Châu Âu, tồn kho khí thiên nhiên đang ở mức thấp đáng kể so với mức trung bình 5 năm qua.
Được biết, Châu Âu nhập khẩu khí chính từ Nga, Nauy (qua đường ống) và LNG từ Mỹ…. Nguồn khí dự trữ tại các cơ sở dự trữ của các công ty dầu khí của Nga như Gazprom ở Áo, Mỹ và Hà Lan vào ngày 28/9/2021 đã thấp hơn 75% so với mức trung bình 5 năm.
Trong khi đó, Châu Á chiếm 3/4 lượng LNG nhập khẩu toàn cầu. Với đà phục hồi của nền kinh tế, các nước châu Á đang cạnh tranh với châu Âu trong việc nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ, đặc biệt là khi châu Á trải qua một mùa hè khắc nghiệt, cũng như nhu cầu điện khí tại Trung Quốc tăng cao do nền kinh tế nước này mở cửa trước thế giới (nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tăng 26,5% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc vượt Nhật trở thành nước nhập khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Nhiều chuyến tàu LNG thay vì đi đến châu Âu thì đã chuyển hướng sang châu Á khi các nước ở khu vực này tăng cường tích trữ LNG. Tồn kho LNG tại các cảng nhập khẩu của châu Âu đang ở mức thấp nhất 3 năm theo IEA chỉ đạt 7,2 tỷ bộ khối (tính từ tháng 4 đến tháng 9), giảm 18% so với mức cùng kỳ và 22% so với năm 2019.
Mỹ La-tinh cũng đã và đang trải qua thời tiết khô hạn khắc nghiệt, buộc họ phải tăng cường nhập khẩu gấp đôi LNG để bù đắp cho phần thủy điện thiếu hụt trong giai đoạn 2020 - nửa đầu năm 2021.
Yếu tố thứ hai khiến giá khí tăng cao là nguồn cung bị gián đoạn do nhiều yếu tố như thời tiết, Covid-19 và địa chính trị.
Cụ thể, nguồn cung LNG từ Mỹ bị ảnh hưởng. Mỹ là quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Khoảng 10% sản lượng khí của Mỹ được xuất khẩu hàng năm. Cuối tháng 8, bão Ida đã làm cho hơn 90% công suất sản xuất khí của Mỹ tại vịnh Mexico phải đóng cửa. Điều này đã làm cho sản lượng các sản phẩm lọc hóa dầu và khí từ Mỹ bị giảm sút trong nửa đầu tháng 9.
Thêm vào đó, nguồn cung LNG bị ảnh hưởng do các hoạt động bảo dưỡng lớn các cơ sở LNG kéo dài tại Úc, Nga, Quatar do Covid-19 hay vụ cháy cơ sở LNG của Nauy, khiến nguồn cung LNG sụt giảm trong ngắn hạn.
Các cơ sở LNG của Mỹ cũng như các nước Úc, Quatar gần như đã hoạt động gần tối đa công suất và thời gian để mở rộng hoặc xây dựng mới cần phải tính bằng một vài năm. "Đầu tư cho hạ tầng đầu khí giảm mạnh trong những năm vừa qua do chu kì giá dầu/khí thấp và xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo. Do đó nguồn cung khí sẽ khó để tăng mạnh trong ngắn hạn", chuyên gia của SSI cho hay.
Về địa chính trị, Nga là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Hàng năm, Nga cung cấp đến khoảng gần 40% nhu cầu khí của châu Âu. Việc Nga hạn chế cung cấp khí cho thị trường châu Âu có liên quan đến dự án dòng chảy phương bắc, trong đó Nga muốn gây áp lực cho châu Âu để nhanh chóng thông qua dự án này và đưa vào hoạt động.
"Xem xét các nguyên nhân kể trên, chúng tôi cho rằng giá khí sẽ tiếp tục ở mức cao trong quý IV, khi mùa đông sắp diễn ra ở bắc bán cầu và nhu cầu năng lượng tăng cao sau đại dịch. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân liên quan đến nguồn cung như tăng công suất chưa thể giải quyết nhanh", SSI nhấn mạnh.
Đối với các cổ phiếu khí trong nước, SSI lưu ý rằng giá khí thiên nhiên trong nước không sử dụng giá khí thế giới để làm cơ sở cho giá bán. Giá khí thiên nhiên mà Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) và các đơn vị thành viên phân phối được dựa trên công thức sử dụng giá FO hoặc LPG làm cơ sở. Trong thời gian gần đây, việc giá khí thiên nhiên thế giới tăng mạnh cũng thúc đẩy giá các nhiên liệu thay thế như FO, LPG tăng mạnh. Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI, mức độ hưởng lợi và mức gia tăng về lợi nhuận nếu có sẽ không mạnh mẽ như mức tăng của giá khí thiên nhiên.
"Khi xem xét đến định giá của một số cổ phiếu, chúng tôi cho rằng định giá đã không còn hấp dẫn", phía SSI nhấn mạnh, đồng thời đưa ra giá mục tiêu 118.500 đồng cho mỗi cổ phiếu GAS với dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 ở mức 8,6%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.