Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhóm chuyên gia của SSI Research nhận định, năm 2020 là một năm thực sự khó khăn đối với ngành bia, do chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại bia rượu (có hiệu lực từ đầu năm) và dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu tiêu thụ bia rượu bị tác động tiêu cực mạnh nhất từ khi đại dịch xuất hiện, theo số liệu thống kê, mức tụt giảm cao nhất lên đến gần 23% so với cùng kì năm trước (giai đoạn quý II/2020).
Đối với các công ty niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường ngành bia năm 2020 giảm hơn 10% so với năm 2019, trong khi chỉ số VN-Index vẫn giữ được mức tăng trưởng gần 15%. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là tốc độ hồi phục của cổ phiếu ngành bia từ mức đáy (hồi tháng 3/2020) đến hết năm vừa qua vẫn đạt 67%, xấp xỉ đà phục hồi chung của thị trường (VN-Index tăng 67,5%).
Trong bối cảnh khó khăn còn hiện hữu và diễn biến của đại dịch còn phức tạp, nhóm chuyên gia của SSI Research thận trọng dự báo đà hồi phục toàn ngành sẽ khá chậm, nhu cầu tiêu thụ chỉ trở lại vào năm 2022, chứ không phải năm 2021.
Lý giải về dự báo này, nhóm chuyên gia cho rằng mặc dù Việt Nam đã xử lý rất tốt công tác "dập dịch", ngành dịch vụ ăn uống và giải trí được cải thiện, song vẫn cần nhiều thời gian để thực sự trở về giai đoạn trước Covid-19. Xu hướng khách đến nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm... đến nay còn yếu, giảm 10% so với mức cơ sở, theo báo cáo tháng 12/2020 của Google.
Ngoài sự có mặt của Nghị định 100, sự thiếu vắng du khách nước ngoài cũng khiến lượng tiêu thụ bia sụt giảm, do nhóm khách ngoại chiếm đến 5,5% tổng mức bán lẻ, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019.
Tuy nhiên, trước khó khăn được tiên liệu, các doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực bia vẫn có những bước chuyển mình tích cực.
Điển hình như Sabeco (HoSE: SAB), sau khi nhận thấy tiềm năng của các kênh bán hàng mới như phân phối mua về nhà (off-premise) và thương mại hiện đại, công ty đang bắt đầu tập trung, nhằm thích nghi với xu hướng tiêu dùng tương lai. Còn đối với Habeco và Heineken, các thương hiệu này vẫn tìm cách cải thiện hoạt động khi tung ra thêm một số sản phẩm mới.
Các doanh nghiệp bia này cũng đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở tất cả các phân khúc về giá, trong khi Sabeco xuất hiện ở vùng cận cao cấp với thương hiệu Saigon Chill và phân khúc tiết kiệm với Lạc Việt, thì Heineken cho ra mắt Đại Việt để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ hơn.
Có thể thấy, mặc dù tăng trưởng âm, song sự canh tranh trong ngành bia đang ngày càng gay gắt.
Nhìn chung, trong năm 2021, nhóm chuyên gia của SSI Research cho rằng vẫn còn một số vấn đề rủi ro mà ngành bia cần lưu ý, bao gồm dịch Covid-19 và giá nguyên liệu - những yếu tố gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ và giá cả sản phẩm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.