Startup dịch vụ tổng đài gọi vốn 6 tỷ được đầu tư tới một triệu USD
Toàn Phát -
28/12/2017 12:10 (GMT+7)
Nhà cung cấp giải pháp Gcalls nhận mức vốn đầu tư cao kỷ trong chương trình Shark Tank lên đến 23 tỷ đồng.
Hai nhà đồng sáng lập của Gcalls Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng.
Gcalls là nhà cung cấp phần mềm quản lý giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tạo lập hệ thống tổng đài chỉ trong vòng 5 phút. Hệ thống gồm hạ tầng call center, phần mềm quản lý cuộc gọi và giải pháp tích hợp với các ứng dụng CRM giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng.
Trao đổi với các nhà đầu tư của chương trình Shark Tank, hai đồng sáng lập là Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng cho biết Gcalls nhắm đến thị trường tích hợp và ứng dụng nội dung số Đông Nam Á có trị giá lên tới 38 tỷ USD. Công ty đã hoạt động tại Việt Nam được 2 năm, nguồn thu đến từ thu phí 157.000 đồng trên mỗi thuê bao và doanh thu 6 tháng gần nhất khoảng với 3,3 tỷ đồng.
Hiện tại công ty đã huy động được 280.000 USD tiền vốn hoạt động ban đầu, trong đó 70% cổ phần thuộc về hai nhà sáng lập, 30% còn lại do các cổ đông khác nắm giữ, trong đó đáng chú ý nhất là Telstra - tập đoàn viễn thông hàng đầu Australia.
Hoạt động theo mô hình telco (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) nhưng Gcalls định hướng phát triển khác biệt với các telco truyền thống lẫn những dịch vụ tổng đài ảo khác. CEO Tấn Phúc đưa ra kế hoạch sẽ IPO sau 7 năm nữa và kêu gọi vốn đầu tư khoảng 6 tỷ đồng để hiện thực hóa tham vọng thâm nhập thị trường Đông Nam Á, trước mắt là Indonesia.
Dù vậy các nhà đầu tư đã từ chối rót vốn vì các nhà quản lý không vạch ra được lộ trình cụ thể, không hài lòng với cách gọi vốn "có tiền tới đâu làm tới đó" của dự án, không hiểu rõ mô hình giải pháp và hoạt động của Gcalls.
Nhà đầu tư Thái Vân Linh đánh giá cao mô hình hoạt động của Gcalls.
Tuy nhiên, nhà đầu tư Thái Vân Linh lại thể hiện quan điểm trái ngược khi tuyên bố rất thích mô hình này và sẽ đầu tư 23 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần.
Trước đề nghị hấp dẫn này, CEO Tấn Phúc xin từ chối vì quá cao so với dự định ban đầu nên đề nghị mức 500.000 USD với 20% cổ phần. Nhưng bà Linh cho biết sẽ không thay đổi ý định về tổng vốn đầu tư cũng như tỷ lệ cổ phần. Nếu bộ đôi đồng ý, bà sẽ tham gia trực tiếp vào việc điều hành công ty với vai trò CFO, tư vấn chiến lược, tuyển dụng nhân sự, kết nối, mở rộng mạng lưới, phát triển khách hàng...
Chia sẻ về lý do đầu tư vào Gcalls, bà Linh cho biết mình rất am hiểu lĩnh vực công nghệ viễn thông và nắm rõ các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường đang thiếu những gì. Hơn nữa VinaCapital - nơi bà Linh làm việc vốn ưa chuộng startup công nghệ mới, sẵn sàng thẩm định tiềm năng và đầu tư cho các doanh nghiệp này.
"Tôi không giấu tham vọng gầy dựng startup này thành một 'đại gia' công nghệ mới tại Đông Nam Á. Đây là bước chuẩn bị trước khi các tập đoàn lớn đặt chân đến giành thị phần trong mảng viễn thông ứng dụng công nghệ mới", bà nhấn mạnh.
Gcalls gọi vốn thành công 23 tỷ đồng.
Mặc dù năm ngoài dự tính ban đầu nhưng cuối cùng bộ đôi sáng lập Gcalls quyết định đồng ý nhận 23 tỷ đầu tư. Thậm chí, hai chàng trai trẻ còn muốn tuyển nhà đầu tư lão luyện này về làm quản lý toàn thời gian để hiện thực hóa các kế hoạch kinh doanh chiến lược.
Gcalls từng đoạt giải "Ý tưởng sáng tạo nhất" tại Startup Wheel và giải nhất AngelHack tại Việt Nam, giành vé sang Thung lũng Silicon trình bày với các nhà đầu tư ở Mỹ. Startup này còn là một trong 8 doanh nghiệp công nghệ trẻ được Tổng thống Obama mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu 2016 tại Thung lũng Silicon.
"Shark Tank là một sân chơi tốt do có thể kết nối những người mong muốn đầu tư vào startup và những người khao khát khởi nghiệp. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng Startup Việt Nam", ông Nobukazu Aoki - Giám đốc Marketing nhãn hàng MyCafé, đơn vị tài trợ chương trình Shark Tank tại Việt Nam, bình luận.
(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%
(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
(VNF) - Theo LS Lê Minh Phiếu, thay vì Nhà nước đứng ra lập sàn, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân triển khai sàn giao dịch “made in Vietnam”, qua đó hình thành hệ sinh thái giao dịch tiền kỹ thuật số trong nước.
(VNF) - Theo công bố mới nhất từ nền tảng đo lường tốc độ Internet i-Speed (Trung tâm Internet Việt nam - VNNIC), VNPT là nhà mạng có tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam trong liên tục các tháng 12/2024 và tháng 1/2025, với tốc độ trung bình cao hơn các nhà mạng khác gần 1,5 lần.
(VNF) - Trong vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất từng được ghi nhận, một số lượng lớn ETH trị giá 1,5 tý USD đã bị đánh cắp khỏi sàn giao dịch ByBit chỉ qua một giao dịch duy nhất vào ngày 21/2.
(VNF) - Bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được kỳ vọng là công cụ quan trọng giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.
(VNF) - Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký văn bản về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.
(VNF) - Trung tâm dữ liệu quốc gia thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác... dữ liệu của các cơ quan Nhà nước, nhằm hình thành kho dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
(VNF) - Việc Telio chính thức đóng cửa gần đây, kết hợp với những khoản lỗ ngày càng gia tăng của Tiki và trục trặc trong kế hoạch IPO, đang làm dấy lên những nghi ngờ về chiến lược thương mại điện tử của VNG.
(VNF) - Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12/3 - 16/3/2025 tại Hà Nội và Đà Nẵng, quy tụ các nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu.
(VNF) - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất cho TP. HCM và Đà Nẵng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát (sanbox).
(VNF) - Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết sẽ sớm triển khai Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội quy mô hơn 32ha tại quận Long Biên.
(VNF) - Đánh giá game là ngành đóng góp rất tốt vào sự phát triển của đất nước, Cục trưởng Lê Quang Tự Do cho rằng ngành game có nhiều điều tốt đẹp, nhưng trước giờ toàn bị nói về những điều tiêu cực.
(VNF) - Những năm gần đây, Đông Nam Á chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, nổi bật trong số đó chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số và quá trình số hoá tăng tốc vượt bậc trong đại dịch.
(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%