Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế ban hành ngày 31/12/2020, hiệu lực thi hành ngày 1/1/2021.
Sau 1 năm áp dụng, vào tháng 12/2021, cơ quan quản lý tiến hành dự thảo sửa đổi lần thứ nhất và từ đó đến nay, trải qua tới 5 lần dự thảo sửa đổi. Dù vậy, dự thảo lần này theo giới phân tích vẫn còn nhiều bất cập.
Một trong những vấn đề được chuyên gia bày tỏ quan ngại đó là việc thu hẹp mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Xung quanh vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện cùng Luật sư Nguyễn Tiến Hoà, Đoàn Luật sư TP. HCM.
- Theo ông, có những bất cập nào tại dự thảo sửa đổi nghị định 153?
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: Dự thảo Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, theo hướng siết các quy định về mục đích và điều kiện phát hành, nâng cao tiêu chí nhà đầu tư… Việc này thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý nhằm ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tồn tại nhiều rủi ro, bất cập, dẫn đến những trường hợp sai phạm trong thời gian qua. Tuy vậy, việc siết chặt các quy định sẽ khiến thị trường bị “bóp nghẹt” cả về phía cung và phía cầu.
Chẳng hạn, nhằm hạn chế nguồn vốn chạy “lòng vòng”, dự thảo quy định, doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu riêng lẻ để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn.
Việc cấm doanh nghiệp phát hành trái phiếu để góp vốn dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần tại doanh nghiệp khác trong dự thảo Nghị định 153 nhằm hạn chế tình trạng công ty mẹ, công ty trong cùng tập đoàn huy động để chuyển vốn cho nhau. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với nguyên tắc quản trị của các tập đoàn bởi lẽ đã ngăn cản quyền tự do huy động vốn của doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định 153 quy định yêu cầu "kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái phiếu phát hành trong trường hợp phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước phát hành lỗ hoặc có lỗ luỹ kế tính đến năm phát hành". Đây là điểm hạn chế lớn vì Việt Nam mới có 2 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, nguồn dữ liệu chưa có nhiều, yêu cầu như vậy lại đặt ra nghĩa vụ mới cho các tổ chức phát hành.
- Ông có thể chia sẻ sâu hơn về quy định liên quan đến xếp hạng tín nhiệm?
Trải qua 2 năm COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ báo lỗ và thiếu vốn doanh nghiệp mới cần phát hành trái phiếu.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính mới cấp phép cho 2 công ty xếp hạng tín nhiệm như hiện nay, mà doanh nghiệp nào phát hành cũng sẽ phải xếp hạng tín nhiệm thì yêu cầu đó là bất khả thi, gây tắc nghẽn nghiêm trọng hoạt động phát hành trái phiếu thời gian tới.
Hay với loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp cần gọi vốn thì sẽ không có kết quả kinh doanh để xếp hạng tín nhiệm.
Dự thảo Nghị định 153 cũng chưa nêu rõ được trách nhiệm của các công ty xếp hạng tín nhiệm này nếu đánh giá xếp hạng tín nhiệm sai, dẫn tới rủi ro, thiệt hại cho nhà đầu tư thì trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu? Trách nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế nào?
Cần lấy bài học của các công ty kiểm toán khi kiểm toán các doanh nghiệp trước khi niêm yết lên sàn, dẫn tới một số vụ việc doanh nghiệp đang bị hủy niêm yết bắt buộc.
Có thể thấy cách nhìn của cơ quan quản lý khi xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 153 chưa thực sự bao quát và toàn diện gây những vướng mắc khi triển khai trên thực tế.
- Nhiều ý kiến cho rằng có những quy định trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153 là khó thực hiện, trói chân doanh nghiệp như "kiểm soát mục đích sử dụng vốn", "quy định khối lượng trái phiếu phát hành/vốn chủ sở hữu" và yêu cầu về tài sản bảo đảm. Vậy làm sao để cân bằng được giữa phát triển và kiểm soát rủi ro trong hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ?
Đúng là như vậy,. Nghị định 153 còn tồn tại những quy định chưa thực sự rõ ràng dẫn tới doanh nghiệp có thể lợi dụng, suy diễn theo cách khác nhau. Việc sửa đổi cần theo hướng quy định chặt chẽ hơn để khi áp dụng Nghị định vào thực tế, doanh nghiệp có thể hiểu rõ và thực hiện đúng, tránh việc suy diễn.
Hoạt động phát hành trái phiếu là hoạt động chủ động tham gia thị trường của doanh nghiệp và nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, hỗ trợ sự phát triển của thị trường. Vì thế, không cần những quy định về tỷ lệ huy động vốn/vốn chủ sở hữu, cũng không cần kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Chúng ta đã có Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra.
Việc kiểm soát dòng vốn của doanh nghiệp không phải trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và đó cũng là quyền tự chủ của doanh nghiệp. Không thể siết TPDN bằng các quy định hành chính như quản lý doanh nghiệp nhà nước, phải tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp và từ đó thúc đẩy cho sự sáng tạo của các doanh nghiệp.
- Theo ông, nghị định này nên sửa đổi theo hướng nào để thị trường trái phiếu được phát triển lành mạnh?
Việc xây dựng và sửa đổi một văn bản pháp luật nói chung và Nghị định 153/2020/NĐ-CP nói riêng cần phục vụ cả 2 mục tiêu, mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực trái phiếu phát hành riêng lẻ nhưng cũng phải đặt ra mục tiêu thúc đẩy thị trường phát triển, không phải vì một số vụ việc vừa qua, thị trường phát triển quá nóng mà cơ quan soạn thảo và ban hành đưa ra quy định chặt quá mức, các doanh nghiệp hầu như không thể phát hành trái phiếu để huy động vốn cho phát triển kinh doanh được.
Vì vậy, nghị định sửa đổi vẫn phải đi theo hướng tạo ra cơ chế thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển thị trường TPDN và bịt những lỗ hổng về mặt pháp lý và thực tế trong thời gian qua, xây dựng được một văn bản chặt chẽ, lường trước các tình huống có thể phát sinh trong thực tế, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
Mục tiêu là phát triển thị trường lành mạnh, tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Nghị định cần đưa ra các quy định dành cho các doanh nghiệp phát hành tăng vốn để phát triển thêm dự án, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cũng cần phát hành trái phiếu dành cho các công ty khởi nghiệp, mới chỉ có ý tưởng và cần gọi vốn, kinh nghiệm quản trị để xây dựng doanh nghiệp.
Nghị định cũng cần lược bỏ yêu cầu việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải được thực hiện trước mỗi khi thực hiện giao dịch mua/bán trái phiếu được quy định tại Điều 1.2 Dự thảo bởi lẽ việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhằm đảm bảo các cá nhân nhỏ lẻ không chuyên có thể tham gia vào lĩnh vực này. Tại thời điểm bán, nhà đầu tư đã nắm giữ trái phiếu (đã tham gia thị trường) và do đó yêu cầu này sẽ không còn ý nghĩa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.