Sửa Luật Chứng khoán: Startup tiềm năng khó lòng IPO!

Thanh Long - 07/11/2018 15:26 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực băn khoăn về quy định công ty cổ phần phải có lãi trong 2 năm liên tiếp trước khi IPO. Ông Lực chỉ ra rằng những startup có tiềm năng lớn, chẳng hạn như VinFast, có thể chấp nhận lỗ trong thời gian đầu nhưng về lâu dài có lãi, sẽ khó lòng hút vốn qua IPO.

VNF
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực

Hôm nay (7/11), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi)”.

Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực bày tỏ băn khoăn về quy định công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán ra công chúng (IPO) phải có lãi trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

Ông Lực cho rằng quy định như vậy thì nhiều doanh nghiệp có tiềm năng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp startup, mới hoạt động được 2, 3 năm, chưa có lãi ngay nhưng hứa hẹn lãi sau nhiều năm sẽ không tiếp cận được vốn qua IPO.

Bên cạnh quy định IPO phải lãi 2 năm liên tiếp, ông Lực cũng lo ngại về quy định doanh nghiệp muốn chào bán trái phiếu ra công chúng thì phải có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên.

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng mức 300 tỷ là quá cao và thiếu cơ sở. Ông Lực dẫn chứng, theo số liệu cuối năm 2016, lượng doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ chỉ chiếm 1,1%; từ 200 tỷ đến 500 tỷ chiếm 1,2%; dưới 200 tỷ chiếm 97,7%. Ông gợi ý dự thảo Luật nên sửa mức 300 tỷ thành mức 200 tỷ đồng.

Với quy định về công ty đại chúng, theo ông Lực, UBCKNN nên nâng điều kiện trở thành công ty đại chúng vì hiện nay số lượng quy mô đại chúng quá lớn, ước tính khoảng 1.800 công ty.

Về vấn đề phân cấp ủy quyền, ông Lực cho hay dự thảo Luật vừa "rụt rè", vừa "mạnh bạo". Chẳng hạn, dự thảo đề xuất Chính phủ sẽ quy định về cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Lưu ký chứng khoán (hiện đang là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán) nhưng theo ông Lực, chỉ cần giao cho Bộ Tài chính là đủ vì Tổng công ty Lưu ký chứng khoán là cơ quan trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính.

Hay như Điều 67 Chương 4, dự thảo Luật đề xuất Chính phủ quy định về hồ sơ quy định về ngân hàng làm thanh toán. Điều này theo ông Lực là không cần thiết, chỉ cần giao cho Bộ Tài chính.

Ngược lại, chuyên gia Cấn Văn Lực dẫn ví dụ, dự thảo Luật quy định Tổng công ty Lưu ký chứng khoán sẽ ban hành quy chế vận hành quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ. Theo ông Lực, điều này là "vừa đá bóng vừa thổi còi". Ông đề xuất UBCKNN ban hành quy chế thay vì giao cho Tổng công ty Lưu ký chứng khoán.

Về quỹ bảo vệ nhà đầu tư, ông Lực cho rằng hệ thống có quá nhiều quỹ, không nên có quỹ này. Theo ông, nên bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của quỹ bảo vệ nhà đầu tư vào quỹ hỗ trợ thanh toán.

Một trong những điểm cũng rất quan trọng với dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, là dự thảo đã tính đến tiến trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán, việc cơ cấu lại 2 sàn, cơ cấu lại công ty chứng khoán hay chưa? Đã tính toán đến việc gia nhập CPTPP chưa? Theo ông Lực, dứt khoát Luật chứng khoán sửa đổi phải tham chiếu quy định của CPTPP.

Cùng chuyên mục
SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

(VNF) - Toàn bộ thẻ thanh toán cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chỉ còn được rút tiền ATM tối đa 10 triệu đồng/thẻ/ngày.

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định đất nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ lớn như đảm bảo tăng trưởng xanh, bền vững, đổi mới động lực tăng trưởng… Trong các nhiệm vụ đó, Bộ trưởng đặt vấn đề liệu doanh nghiệp tư nhân có dám đứng ra để nhận nhiệm vụ nào không?

Gian lận hồ sơ dự thầu, BiUni bị Cây Xanh Hà Nội cấm thầu

Gian lận hồ sơ dự thầu, BiUni bị Cây Xanh Hà Nội cấm thầu

(VNF) - Công ty BiUni gian lận E - HSDT tham dự gói thầu may đồng phục của Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội nên bị cấm dự thầu 3 năm.

 Tỷ phú Việt Nam đối thoại cùng Thủ tướng tại 'Hội nghị Diên Hồng' của DN tư nhân

Tỷ phú Việt Nam đối thoại cùng Thủ tướng tại 'Hội nghị Diên Hồng' của DN tư nhân

(VNF) - Các doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Đỗ Quang Hiển, Trần Bá Dương, Lê Văn Kiểm, Thái Hương... đã xuất hiện tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tập đoàn Dabaco bán đất dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Tập đoàn Dabaco bán đất dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

(VNF) - Liên quan tới dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở Dabaco Lạc Vệ, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh nêu rõ, năm 2019 Tập đoàn Dabaco chuyển nhượng 104/110 lô đất tại dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Quảng Nam: Nhầm lẫn câu từ, DN mang 'nỗi oan' dùng hóa đơn giả

Quảng Nam: Nhầm lẫn câu từ, DN mang 'nỗi oan' dùng hóa đơn giả

(VNF) - Thanh tra tỉnh Quảng Nam xác định, Công ty TNHH MTV Tân Tiên không có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp (mua hóa đơn).

Lãnh đạo Vingroup, T&T, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings... đối thoại với Thủ tướng

Lãnh đạo Vingroup, T&T, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings... đối thoại với Thủ tướng

(VNF) - Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

(VNF) - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc FED hạ lãi suất sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, chu kỳ nới lỏng tiền tệ cũng bắt đầu.

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

(VNF) - Nhiều mặt bằng ở những tuyến đường đắc địa của Đà Nẵng đang treo bảng cho thuê, trong đó có những căn nhà sau khi loạt thương hiệu lớn tháo chạy.

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

(VNF) - Nền kinh tế trì trệ làm suy yếu nhu cầu đối với các loại thực phẩm đắt tiền như phô mai, kem và bơ, cũng như tình trạng dân số già hóa khiến mức tiêu thụ sữa của Trung Quốc đã giảm từ 14,4 kg bình quân đầu người vào năm 2021 xuống còn 12,4 kg vào năm 2022 - năm gần nhất có dữ liệu từ cục thống kê Trung Quốc.