Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 13/5 vừa qua, Công ty Cổ phần Thaispace đã thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ giảm mạnh từ 26.688 tỷ đồng xuống gần 2.275 tỷ đồng, tức "bay hơi" gần 92%.
Thaispace là doanh nghiệp rất mới nằm trong hệ sinh thái Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy), thành lập ngày 31/12/2021. Sở dĩ vốn điều lệ của Thaispace lớn như vậy là vì đảm đương nhiệm vụ đầu tư dự án cảng vũ trụ du lịch tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của tập đoàn.
Đây là dự án mang tầm cỡ thế giới của ông Nguyễn Đức Thụy, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 30.000 tỷ đồng, tham vọng thiết lập chuyến bay đầu tiên từ nước ta vào vũ trụ trong giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, dường như số phận dự án đã bị bỏ ngỏ khi Thaispace bất ngờ hạ vốn xuống còn chưa đầy 9% ban đầu. Ngoài ra, tiến độ IPO và huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ theo kế hoạch cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo giấy đăng ký thành lập mới, ông Nguyễn Đức Thụy tham gia góp 75% vốn điều lệ của Thaispace, tương ứng hơn 20.015 tỷ đồng; bà Nguyễn Ngọc Mỹ Anh và ông Nguyễn Xuân Thái cùng góp 10%, tương ứng gần 2.670 tỷ đồng; còn lại 5% do Thaiholdings rót vốn.(Xem thêm)
Trong 5 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh thị trường năng lượng có nhiều biến động do cuộc xung đột Nga - Ukraine, mặc dù các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác đều có xu hướng suy giảm sản lượng lớn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã duy trì, gia tăng sản lượng khai thác để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp cho kinh tế đất nước.
Ngày 4/6, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh (SXKD) thường kỳ tháng 6/2022 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn tập đoàn về kết quả SXKD tháng 5, kế hoạch tháng 6, đồng thời cập nhật tình hình thị trường, triển khai các mục tiêu, kế hoạch, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo của năm 2022.
Đến nay, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã vượt quá 100 ngày, trở thành cuộc chiến tranh ủy nhiệm quy mô lớn, làm phân mảnh địa kinh tế - chính trị, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng mạnh, giá năng lượng, lương thực lên cao. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiến hành đợt tăng lãi suất rộng nhất trong 2 thập kỷ qua, phản ánh xu thế thắt chặt tiền tệ. Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với dự báo.(Xem thêm)
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục phát đi thông báo tìm nhà đầu tư (bị hại) trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” liên quan hành vi phạm tội của ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT ngày 29/3/2022 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Quá trình điều tra xác định, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Trịnh Văn Quyết, là nhân viên kế toán thuộc Ban Kế toán, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC), liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Trịnh Văn Quyết Quyết, Trịnh Thị Minh Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty, đồng thời mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân mở tổng cộng 450 tài khoản chứng khoán đứng tên Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán (120 tài khoản mở tại Công ty CP Chứng khoán BOS, 330 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác), để liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu); mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa; đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh…(Xem thêm)
Ông Nguyễn Đăng Giáp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 36 - CTCP (UPCom: G36) vừa đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu, nhằm gia tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 17,5 triệu đơn vị, tương ứng 17,2% vốn điều lệ.
Thời gian đăng ký thực hiện giao dịch của ông Giáp từ ngày 6/6 đến 5/7. Tạm tính theo giá mở cửa phiên 6/6 là 12.100 đồng/cổ phiếu, thương vụ này có giá trị trên 60 tỷ đồng. Động thái mua vào của ông Giáp diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu G36 đã liên tục "đổ đèo" kể từ đầu năm. So với mức chốt phiên 1/4 là 24.400 đồng/cổ phiếu, thị giá "bốc hơi" chỉ còn một nửa.
Trước đó, người thân của Chủ tịch Hội đồng quản trị G36 cũng vừa gom vào thêm lượng cổ phiếu khá lớn. Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Hùng, anh trai ông Giáp, đã thực hiện mua 1,5 triệu cổ phiếu G36 trong ngày 23/5, tăng tỷ lệ sở hữu lên 1,58% vốn điều lệ; ông Nguyễn Đăng Hiếu, em trai ông Giáp, cũng vừa đăng ký mua hơn 543.000 cổ phiếu từ ngày 3/6-1/7, nhằm tăng tỷ trọng lên 1,3% vốn, tương đương 1,3 triệu cổ phiếu.
Kết thúc quý I, G36 ghi nhận gần 70 tỷ đồng doanh thu, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh nghiệp lỗ sau thuế hơn 8 tỷ đồng, trong khi quý I/2021 có lãi hơn 13 tỷ đồng.(Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.